Cảm nhận về đoạn văn sau Cánh diều no gió Tiếng nó chơi vơi Diều là hạt cau Phơi trên nong trời. giải nhanh giúp mình

Cảm nhận về đoạn văn sau
Cánh diều no gió
Tiếng nó chơi vơi
Diều là hạt cau
Phơi trên nong trời.
giải nhanh giúp mình

2 bình luận về “Cảm nhận về đoạn văn sau Cánh diều no gió Tiếng nó chơi vơi Diều là hạt cau Phơi trên nong trời. giải nhanh giúp mình”

  1. Đoạn văn với 4 câu thơ ngắm gọn đã miêu tả được hình ảnh cánh diều đang bay trong không trung rộng lớn. Cánh diều là một hình ảnh vô cùng quen thuộc với tuổi thơ của mỗi người. Trong đoạn thơ cánh diều được miêu tả khi đang “no gió” cho thấy cánh diều đang bay rất cao, rất xa. Dường như cánh diều hòa mình vào gió tạo ra những âm thanh vui tai “Tiếng nó chơi vơi”. Từ láy “chơi vơi” tạo ra một cảm giác lơ lửng, hờ hững cho thấy cánh diều đang bay lượn từ bên này sang bên khác vô cùng hăng say. Với trí tưởng tượng phong phú của mình, nhà thơ còn có một sự so sánh hết sức thú vị khi so sánh “diều là hạt cau/Phơi trên nong trời”. Giờ đây bâu trời như một chiếc nong khổng lồ để những cánh diều cong cong phơi trên đó. Qua con mắt tài tình của nhà thơ, cánh diều hiện lên thật độc đáo và có sức gợi. Từ đó tạo được sự hứng thú cho bạn đọc.

    Trả lời
  2. – Phép so sánh: Diều / hạt cau; Trời/ cánh đồng sau mùa gặt hái ; Diều/ lưỡi liềm…
    – Phân tích tác dụng của phép so sánh:
    + Diều/ hạt cau->Gợi tả hình dạng của cánh diều và hình ảnh cánh diều khi đang bay bổng tít trên trời cao
    + Trời/ cánh đồng sau mùa gặt hái-> Gợi tả vẻ quang đãng, mênh mông của bầu trời
    +Diều/ lưỡi liềm…-> Gợi tả dáng cong, mảnh của cánh diều khi bay xuống thấp
    => Một loạt phép so sánh mới lạ, độc đáo đã tái hiện sinh động cảnh thả diều qua con mắt nhìn ngộ nghĩnh của trẻ thơ; thể hiện năng lực quan sát, trí tưởng tượng phong phú,cách miêu tả tinh tế, tình yêu thiên nhiên của nhà thơ…

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới