Câu 1/ Hai câu Tại vùng trang trại xa xôi, có một bác nông dân trồng được những cây ngô rất tốt. Năm nào bác nông dân cũng ma

Câu 1/ Hai câu Tại vùng trang trại xa xôi, có một bác nông dân trồng được những cây ngô
rất tốt. Năm nào bác nông dân cũng mang ngô đến hội chợ liên bang và luôn đoạt giải Nhất.
liên kết với nhau bằng cách nào ?
Câu 2/ Hai câu Tôi không nhớ có bao nhiêu thời gian ngày tháng nắng mưa ngoại đưa tôi
qua lại trên chiếc cầu tre lắc lẻo ấy. Dòng sông thì trẻ mãi, nhưng chiếc cầu tre già đi và
ngoại cũng bắt đầu mỏi gối chồn chân. liên kết với nhau bằng cách nào ?
Câu 3/ Hai câu Đom Đóm sà xuống ruộng lúa bắt mấy con Rầy Nâu hại lúa để ăn lót dạ.
Sau đó, cậu ta bay lên một gò cao, đậu lên một bông cỏ may, vừa hóng gió thu về đêm, vừa
làm cho cây đèn của mình sáng thêm. liên kết với nhau bằng cách nào ?
Câu 4/ Em hãy ghi lại chủ ngữ trong câu Giá trị cuộc sống của bạn được đo bằng những gì
bạn cho đi. là:
Câu 5/ Em hãy ghi lại trạng ngữ có trong câu: Sau ngày ngoại mất, cứ mỗi lần tan trường,
tôi lại nhớ ngoại da diết.
Câu 6/ Em hãy ghi lại chủ ngữ trong câu: Cây đèn của Đom Đóm cứ chớp lên trong đêm,
trông đẹp như ngôi Sao Hôm đang nhấp nháy.
Câu 7/ Em hãy tìm một từ trái nghĩa với từ hiền hậu:
Câu 8/ Em hãy tìm một từ đồng nghĩa với từ hiền hậu.
Câu 9/ Em hãy tìm một từ đồng nghĩa với từ dũng cảm.
Câu 10/ Em hãy đặt một câu nói về việc em đã giúp đỡ thầy cô có sử dụng dấu phẩy.
Câu 11/ Em hãy đặt một câu nói về việc em đã chia sẻ, giúp đỡ người thân, ông bà, cha mẹ
có sử dụng dấu phẩy.
Câu 12/ Em hãy đặt một câu ghép nói về việc học tập có sử dụng cặp quan hệ từ chỉ quan hệ
tăng tiến.
Câu 13/ Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy viết lại tám chữ đó.
Câu 14/ Em hãy ghi lại một câu thành ngữ, tục ngữ hoặc ca dao nói lên phẩm chất tốt đẹp
của người phụ nữ Việt Nam.
Câu 15/ Đặt một câu ghép có cặp quan hệ từ nói về việc em đã giúp đỡ bố mẹ, ông bà.
Câu 16/ Đặt một câu ghép có cặp quan hệ từ nói về việc học tập của em.
Câu 17/ Em hãy đặt 1 câu có sử dụng dấu phẩy thích hợp.

1 bình luận về “Câu 1/ Hai câu Tại vùng trang trại xa xôi, có một bác nông dân trồng được những cây ngô rất tốt. Năm nào bác nông dân cũng ma”

  1. $\textit{Câu 1:}$
    -> Hai câu trên được liên kết với nhau bằng phép lặp
    -> Lặp từ : Bác nông dân
    $\textit{Câu 2: }$
    -> Liên kết với nhau bằng phép liên tưởng
    $\textit{Câu 3:}$
    -> Nối bằng kết ngữ: Sau đó.
    $\textit{Câu 4:}$
    -> Chủ ngữ trong câu là: Giá trị cuộc sống của bạn.
    $\textit{Câu 5:}$
    -> Trạng ngữ: Sau ngày ngoại mất,cứ mỗi lần tan trường (trạng ngữ chỉ thời gian)
    $\textit{Câu 6:}$
    -> Chủ ngữ: Cây đèn của đom đóm
    $\textit{Câu 7:}$
    -> Trái nghĩa với từ hiền hậu: hung ác
    $\textit{Câu 8:}$
    -> Từ đồng nghĩa với từ hiền hậu: phúc hậu.
    $\textit{Câu 9:}$
    -> Từ đồng nghĩa với từ dũng cảm: gan dạ
    $\textit{Câu 10:}$
    -> Chiều thứ sáu tuần trước,em đã giúp cô sắp xếp lại tài liệu.
    $\textit{Câu 11:}$
    -> Mắt ông kém,không đọc được tờ báo,em đã đọc báo giúp ông.
    $\textit{Câu 12:}$
    -> Sóc con không những học giỏi nhất lớp mà thành tích của bạn cũng nổi tiếng khắp khu rừng.
    $\textit{Câu 13:}$
    -> Tám chữ vàng mà Bác Hồ tặng phụ nữ Việt Nam: anh hùng,bất khuất,trung hậu,đảm đang.
    $\textit{Câu 14: }$
    -> Câu ca dao nói về phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam:
                             “Thân em như hạt mưa rào
                              Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa
                              Thân em như như hạt mưa sa
                              Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”.
    $\textit{Câu 15:}$
    -> Vì mẹ vất vả nên em luôn phụ mẹ làm việc nhà
    $\textit{Câu 16:}$
    -> Vì em chăm chỉ học tập nên các thầy cô giáo khen
    $\textit{Câu 17:}$
    -> Mèo con có bộ lông trắng rất đáng yêu,nó kiêu ngạo khoe bộ lông trắng muốt ấy với các vật nuôi khác trong nhà.
    $#ShuLinh$

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới