Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án mà em cho là đúng:
Câu nào trong những câu sau là câu ghép?
A.Mùa thu, trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao.
B.Mùa thu vang lên những âm thanh xao động đồng quê.
C.Bầu trời mùa thu trong xanh và cao vời vợi, chỉ loáng thoáng những gợn mây lăn tăn như tấm khăn voan mỏng manh, mềm mại.
D. Hoa phượng rực đỏ về mùa hè- mùa thi, mùa chia tay- mùa nghỉ hè của học sinh.
Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án mà em cho là đúng:
Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ ghép trái nghĩa với yên tĩnh?
A. Tĩnh mịch, tĩnh lặng, yên lặng B. ồn ã, náo nhiệt, sôi động,
C. náo nhiệt, sôi động, đông vui
Câu 3: Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của câu sau:
Từ đó đến nay, xung quanh gốc cây đổ là ba cây Bạch Dương khỏe mạnh tốt tươi. Câu 4:Ngắt đoạn văn sau thành 4 câu và chép lại cho đúng chính tả.
Sắp nở, nụ mai mới phô vàng khi nở, cánh hoa mai xòe ra mịn màng như lụa những cánh hoa ánh lên một sắc vàng muốt mượt mà một mùi hương thơm lựng như nếp hương phảng phất bay ra.
Câu 1 ( 1 điểm ): Các từ đeo, cõng, vác, ôm có quan hệ với nhau như thế nào?
A. là các từ đồng nghĩa B. là các từ đồng âm C. là các từ nhiều nghĩa
Câu 2( 1 điểm ): Các dấu phẩy trong câu: “Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn. có tác dụng gì ?
A. Ngăn cách các vế của câu ghép
B. Ngăn cách giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ
C. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu
D. Cả hai ý B và C
Câu 3 ( 1 điểm ): Tìm cặp từ trái nghĩa còn thiếu trong câu thành ngữ sau:
Tuổi .. chí..
Câu 4 ( 1 điểm ): Em hãy ghi lại các từ láy có trong câu văn sau:
Đến khi các loài hoa rực rỡ như hoa gạo, vông, phượng, bằng lăng, muồng… đã kéo quân qua bầu trời Hà Nội, cây sấu trước cửa nhà tôi mới lấp ló chùm quả xanh giòn.
2 bình luận về “Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án mà em cho là đúng: Câu nào trong những câu sau là câu ghép? A.Mùa thu, trời như m”