Câu 1: Từ “hay” trong câu nào là động từ? A. Cô ấy có một giọng hát rất hay. B. Tôi đến nhà bạn hay bạn đến nhà tôi chơi? C.

Câu 1: Từ “hay” trong câu nào là động từ?
A. Cô ấy có một giọng hát rất hay.
B. Tôi đến nhà bạn hay bạn đến nhà tôi chơi?
C. Tôi mới hay chị ấy đã trở về sau mấy năm đi xa.
Câu 2: Chủ ngữ của câu” Khi trời rét, lúc nắng thiêu, hai bàn tay thô ráp vẫn chẳng hề nghỉ ngơi.” là:
A. Khi trời rét, lúc nắng thiêu, hai bàn tay thô ráp
B. Lúc nắng thiêu, hai bàn tay thô ráp
C. hai bàn tay thô ráp
Câu 3: Bộ phận chủ ngữ trong câu văn: ” Mặt trời với những tia hào quang lấp lánh, uy nghi như một chiếc vương miện bằng vàng dâng lên qua đường chân trời ” là:
A. Mặt trời
B. Mặt trời với những tia hào quang lấp lánh
C. Măt trời với những tia hào quang lấp lánh, uy nghi như một chiếc vương miện bằng vàng.

2 bình luận về “Câu 1: Từ “hay” trong câu nào là động từ? A. Cô ấy có một giọng hát rất hay. B. Tôi đến nhà bạn hay bạn đến nhà tôi chơi? C.”

  1. Câu 1:
    -> Ta chọn: C
    -> Giải thích:
    @ Từ hay trong câu trên có nghĩa là biết. Hay là động từ chỉ trạng thái.
    Câu 2:
    -> Ta chọn: C
    -> Giải thích:
    @ Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu:
    – Trạng ngữ: Khi trời rét, lúc nắng thiêu
    – Chủ ngữ: hai bàn tay thô ráp
    – Vị ngữ: vẫn chẳng hề nghỉ ngơi
    => Vậy, chủ ngữ trong câu trên là ”hai bàn tay khô ráp”.
    Câu 3: 
    -> Ta chọn: C
    -> Giải thích:
    @ Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu:
    – Chủ ngữ: Mặt trời với những tia hào quang, lấp lánh uy nghi như một chiếc vương miệng
    – Vị ngữ: uy nghi như một chiếc vương miện bằng vàng dâng lên qua đường chân trời
    @ Vì cụm ”những tia hào quang, lấp lánh uy nghi như một chiếc vương miệng” là định ngữ, làm rõ cho danh từ ”Mặt Trời”.
    @ Định ngữ trên được kết nới với danh từ trung tâm bằng quan hệ từ (cụ thể ở đây là quan hệ từ ”với”.
    => Vậy, chủ ngữ trong câu trên là ”Mặt trời với những tia hào quang, lấp lánh uy nghi như một chiếc vương miệng”.

    Trả lời
  2. $@Mayblossom$
    $#Ngà$
    1)
    @ Giải nghĩa:
    A. – Mang lại cảm giác theo hướng tích cực
    B. – Mang nghĩa giống từ ”hoặc”, phân vân giữa hai lựa chọn.
    C. – Biết là có điều nào đó đã xảy ra
    -> Chọn C.
    2)
    – Trạng ngữ: Khi trời rét, lúc nắng thiêu
    – Chủ ngữ: hai bàn tay thô ráp
    – Vị ngữ: vẫn chẳng hề nghỉ ngơi
    -> Chọn C.
    3) 
    – Chủ ngữ: Mặt trời với những tia hào quang lấp lánh, uy nghi như một chiếc vương miện bằng vàng
    $*$ ”với những tia hào quang lấp lánh, uy nghi như một chiếc vương miện bằng vàng” là định ngữ, kết hợp với ”Mặt trời” tạo thành chủ ngữ trong câu.
    – Vị ngữ: dâng lên qua đường chân trời
    -> Chọn C.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới