CHUYỆN EM CHU MINH Dân vùng sông Mã ở Thanh Hóa đến nay còn lưu truyền câu chuyện về một em bé giàu lòng yêu nước tên là Chu

CHUYỆN EM CHU MINH
Dân vùng sông Mã ở Thanh Hóa đến nay còn lưu truyền câu chuyện về một em bé giàu
lòng yêu nước tên là Chu Minh.
Vào thời nhà Hán đô hộ nước ta, tên thái thú quận Cửu Chân tên là Nghê Thức vô cùng
tàn ác, khiến người người căm ghét. Một nông dân tên là Chu Đạt đã dìm chết Nghê Thức
trên dòng sống Mã. Quan quân nhà Hán đã tạc tượng Nghê Thức và lập đền thờ hắn trên
bờ sông.
Ông nội đã kể cho Chu Minh nghe câu chuyện trên, em rất tự hào vì được mang dòng
máu họ Chu. Em hỏi ông: Tại sao ta không tạc tượng ông Chu Đạt mà lại để người Tàu
lập đền thờ tên Nghê Thức tàn ác?. Ông nội nghẹn ngào: Dân ta xưa bị nhà Hán xâm
lăng, nay đang bị giặc Ngô giày xéo. Người dân mất nước chưa có quyền được sống, đâu
có quyền ngợi ca công đức của cha ông? Có chăng đến đời các cháu.
Một buổi đi cắt cỏ, Chu Minh thấy bọn lính Ngô đến mở cửa đền Nghê Thức vào thắp
hương cúng vái. Nhè lúc chúng uống rượu ngủ say, em lẻn vào đền vác pho tượng chạy
miết ra bờ sông. Bắt chước cụ Chu Đạt, em dìm tượng Nghê Thức xuống sông cho bõ
ghét. Nhưng, loay hoay mãi mà tượng Nghê Thức vẫn nổi phềnh phềnh. Bỗng Chu Minh
cười: Ồ, thế mà nghĩ không ra. Được, tao sẽ buộc cổ mày vào hòn đá to xem mày còn
vùng vẫy được hay không? Nghê Thức gỗ bị đeo đá lập tức chìm nghỉm.
Ít lâu sau, Chu Minh gia nhập nghĩa quân và trở thành người tùy tùng tin cậy của Bà
Triệu. Cậu nghĩa quân nhỏ tuổi ấy có vầng trán cao, chỏm tóc đen, thường mặc áo da
chồn, bên hông đeo một bao tên, vai khoác cây cung như anh chàng đi săn. Trong nghĩa
quân, ai cũng biết chuyện Chu Minh từng dìm chết Nghê Thức gỗ trên dòng sông Mã.
Theo Nguyễn Đức Hiển
II. Dựa vào nội dung văn bản trên, khoanh tròn đáp án trước câu trả lời đúng hoặc làm
theo yêu cầu:
Câu 1. Dòng nào dưới đây nêu đúng các tên người trong câu chuyện?
A. Chu Minh, Chu Đạt, Bà Triệu, Thanh Hóa.
B. Chu Minh, Chu Đạt, Cửu Chân, Nghê Thức.
C. Chu Minh, Chu Đạt, Bà Triệu, Nghê Thức.
Câu 2. Câu chuyện em Chu Minh xảy ra vào thời kì nào?
A. Thời nhà Hán đô hộ nước ta.
B. Thời giặc Ngô đô hộ nước ta.
C. Thời Nghê Thức đô hộ nước ta.
Trường Marie Curie
Họ và tên:………………………….
Lớp : 5….
Thứ ….. ngày …… tháng …. năm 2021
PHIẾU ÔN TẬP HỌC KÌ II
M n: Tiếng Việt Số 6
Câu 3. Chu Minh gia nhập nghĩa quân của Bà Triệu để làm gì?
……………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 4. Đúng ghi Đ, Sai ghi S
Dòng nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ căm ghét?
A. khinh ghét, thù ghét, giận dỗi
B. chán ghét, khinh ghét, tức giận
C. căm phẫn, thù ghét, căm giận
Câu 5. Trường hợp nào dưới đây có từ in nghiêng là từ đồng âm với từ nước trong câu:
Dân vùng s ng Mã ở Thanh Hóa đến nay còn lưu truyền câu chuyện về một em bé giàu
lòng yêu nước tên là Chu Minh.?
A. nước mất nhà tan
B. nước láng giềng
C. nước giải khát
Câu 6. Có mấy quan hệ từ trong câu: Ít lâu sau, Chu Minh gia nhập nghĩa quân và trở
thành người tùy tùng tin cậy của Bà Triệu.? ( ghi rõ quan hệ từ vào chỗ trống)
A. Một quan hệ từ ( đó là từ……………………………………………………)
B. Hai quan hệ từ ( đó là từ……………………………………………………)
C. Ba quan hệ từ ( đó là từ……………………………………………………)
Câu 7. Căn cứ vào cấu tạo, hãy nối câu ở cột A với ý ở cột B sao cho hợp lí.
A B
1. Bắt chước cụ Chu Đạt, em dìm tượng Nghê Thức
xuống sông cho bõ ghét. Câu đơn 2. Ông nội đã kể cho Chu Minh nghe câu chuyện trên, em
rất tự hào vì được mang dòng máu họ Chu.
3. Một buổi đi cắt cỏ, Chu Minh thấy bọn lính Ngô đến
mở cửa đền Nghe Thức vào thắp hương cúng vái. Câu ghép
Câu 8. Trong đoạn cuối bài: Ít lâu sau, … trên dòng s ng Mã., các câu được liên kết với
nhau bằng cách nào?
……………………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 9. Dấu phẩy trong câu: Nhè lúc chúng uống rượu ngủ say, em lẻn vào đền vác pho
tượng chạy miết ra bờ s ng có tác dụng gì?
A. Ngăn cách các bộ phận cùng làm chủ ngữ.
B. Ngăn cách các vế câu.
C. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
Câu 10. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu sau.
Nghê Thức gỗ bị đeo đá lập tức chìm nghỉm.

1 bình luận về “CHUYỆN EM CHU MINH Dân vùng sông Mã ở Thanh Hóa đến nay còn lưu truyền câu chuyện về một em bé giàu lòng yêu nước tên là Chu”

  1. Câu 1 : C
    Câu 2 : A hoặc B
    Câu 3 : Chu Minh gia nhập nghĩa quân của Bà Triệu để chống quân Ngô xâm lược.
    Câu 4 : C
    Câu 5 : C
    Câu 6 : A. Một quan hệ từ ( Đó là từ ”và” )
    Câu 7 : Mình không tưởng tượng được
    Câu 8 : D
    Câu 9 : B

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới