Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ, kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ, kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. (Ca dao) Em có nhận xét gì về biện pháp nghệ thuật được sử dụng khi nói đến công cha, nghĩa mẹ? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó và cho biết bài ca dao khuyên nhủ chúng ta điều gì?

2 bình luận về “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ, kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”

  1. Bài ca dao sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh công cha với núi Thái Sơn, ngĩa mẹ với nước trong nguồn. Sử dụng phép so sánh như vậy là phù hợp vì công cha nghĩa mẹ rất to lớn và không bao giờ vơi cạn. So sánh như vậy nhằm mục đích khẳng định công ơn, sự hy sinh của cha mẹ, nhấm mạnh sự vĩ đại của cha mẹ với con cái
    Bài ca dao muốn khuyên nhue chúng ta phải biết ơn, ý thức được công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Chúng ta phải một lòng thờ mẹ kính cha cho vẹn ròn chữ Hiếu, có như thế mới đúng đạo làm con, mới xứng đáng với những hy sinh của cha mẹ

    Trả lời
  2. Biện pháp nghệ thuật: So sánh
    “Công cha như núi Thái Sớn
    Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy
    ra”
    Tác dụng:
    – Làm cho lời văn tăng sức gợi hình, gợi cảm, tăng sức thuyết phục
    – Diễn tả đầy đủ công lao to lớn và tình yêu thương của cha mẹ dành cho ta. Từ đó nhấn mạnh lòng biết ơn của người con.
    Lời khuyên: Khuyên chúng ta cần phải sống có hiếu và biết ơn đối với những công lao, sự hi sinh cao cả mà cha mẹ đã dành cho ta.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới