Dựa theo bài văn Chim sẻ của nhà văn Tuốc Ghê Nhép , em hãy đặt mình vào một nhân vật trong truyện và kể lại cảm nghĩ của nhâ

Dựa theo bài văn Chim sẻ của nhà văn Tuốc Ghê Nhép , em hãy đặt mình vào một nhân vật trong truyện và kể lại cảm nghĩ của nhân vật đó bằng lời của nhân vật

1 bình luận về “Dựa theo bài văn Chim sẻ của nhà văn Tuốc Ghê Nhép , em hãy đặt mình vào một nhân vật trong truyện và kể lại cảm nghĩ của nhâ”

  1. Con sẻ” là một trang văn độc đáo, thấm đượm tình cảm nhân đạo của nhà văn Nga Tuốc-ghê-nhép. Hình ảnh con sẻ già không sợ hi sinh, lăn xả vào để cứu con thơ đã để lại trong lòng ta bao xúc động và cảm phục.
    Một tình huống thương tâm xảy ra đối với hai mẹ con nhà sẻ. Chim non gặp tai nạn rơi từ tổ xuống đất. Tai họa đang đe dọa sẻ non. Một con chó đã đánh hơi thấy, bắt đầu bò, chậm rãi lại gần với cái mõm há rộng đầy răng. Con chó sắp vồ; sẻ non sẽ là cái mồi của nó.
    Lại một tình huống đầy kịch tính bất ngờ xảy ra. Thấy tính mạng sẻ non bị đe dọa, sẻ già vội lao xuống cứu con. Hành động của nó vừa nhanh vừa dũng mãnh, từ trên cây cao gần đó, con sẻ già có bộ ức đen nhánh “lao xuống như một hòn đá rơi trước mõm con chó”. Lông nó “dựng ngược”. Nó kêu “rít lên tuyệt vọng và thảm thiết”. Tiếng kêu ấy thể hiện nỗi đau đớn vô hạn khi chim mẹ cảm thấy khó mà cứu được đứa con thơ bé bỏng của mình! Sẻ mẹ vô cùng dũng cảm, sẵn sàng hi sinh, lao vào cứu con. Trước mắt nó là con chó “như một con quỷ khổng lồ”, nhưng sẻ già vẫn “lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con”. Đôi cánh của sẻ già khác nào một tấm áo giáp vĩ đại! Dưới đôi cánh của mẹ hiền chở che là một đứa con non nớt yếu đuối “mép vàng óng, trên đầu có một nhúm lông tơ”. Tiếng kêu của chim mẹ tuy “yếu ớt nhưng hung dữ và khản đặc”. Nó hung dữ liều chết để bảo vệ con thơ. Nó kêu khản đặc vì kêu nhiều, lo lắng và tuyệt vọng. Con sẻ già bé nhỏ đáng thương, “nó sẽ hi sinh”, nó chấp nhận mọi hi sinh, tất cả vì con. Vì thế với “một sức mạnh lớn hơn ý muốn của nó vẫn cuốn nó xuống đất”. Nó đã làm cho con chó phải “dừng lại và lùi…” Tinh thần dũng cảm và sự xả thân của con sẻ già tạo nên một sức mạnh phi thường ghê gớm đã làm cho tác giả vô cùng xúc động “lòng đầy thán phục”.
    Con chim bé nhỏ ấy đã gợi lên trong lòng ta bao mến thương ngưỡng mộ về tình mẫu tử thiết tha, về đức hi sinh to lớn của người mẹ hiền đối với con thơ. Ta cử bâng khuâng tự hỏi: “Sao loài chim muông cầm thú lại có lòng dũng cảm, sự hi sinh và tình yêu lớn lao như vậy?”.
    Trước hành động chấp nhận hi sinh để cứu con của sẻ già, Tuốc-ghê-nhép viết một cách chân thực, chân thành: Tôi kính cẩn nghiêng mình trước con chim sẻ bé bỏng dũng cảm kia, trước tình yêu của nó”. Và đó cũng là cảm nghĩ của tuổi thơ chúng ta khi đọc truyện “Con sẻ” này.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới