giúp em với ạ huhuhuhu Câu 3: Dấu phẩy trong câu dưới đây có tác dụng gì? Bằng chiếc xe đạp ấy, mẹ đã đèo Na đi học suốt bao

giúp em với ạ huhuhuhu
Câu 3: Dấu phẩy trong câu dưới đây có tác dụng gì?
Bằng chiếc xe đạp ấy, mẹ đã đèo Na đi học suốt bao năm.
A. Ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu
B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ
C. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép
D. Đáp án A và B đều đúng
Câu 4: Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì?
Hoa hốt hoảng nói với Lan:
– Đã không còn kịp nữa rồi.
A. Báo hiệu bộ phận phía sau là lời nói của nhân vật
B. Đánh dấu phần chú thích trong câu.
C. Đánh dấu các ý trong đoạn liệt kê.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 5. Chọn dấu câu phù hợp điền vào ô trống để hoàn
thành câu sau
Bạn bè thay nhau đến thăm, kể chuyện, mang quà cho
Bé. Nhưng khi các bạn về, Bé lại buồn. Thấy vậy, mẹ lo
lắng hỏi
– Con muốn mẹ giúp gì nào?
– Con nhớ Cún, mẹ ạ!
(Thuý Hà)
A. dấu phẩy B. dấu hai chấm
C. dấu chấm D. dấu gạch ngang
Câu 6: Chọn vị trí thích hợp để điền dấu phẩy trong
đoạn văn sau
Đêm trăng hôm ấy (1) dân làng tổ chức đi thả đèn
hoa đăng (2) Bầu không khí thật lung linh (3) huyền ảo làm
sao (4)
(Toan Ánh)
A. 1,2 B. 2,3
C. 1,3 D. 3,4
Câu 7. Câu nào dưới đây chứa dấu phẩy có tác dụng
ngăn cách các vế câu ghép?
A. Khi lũ trẻ đến, tôi cảm thấy rất vui.
B. Vườn hoa tỏa hương thơm ngát, chim chóc đến hót líu lo.
C. Trong lớp học, các bạn học sinh đều chăm chú học bài.
D. Các bạn nhỏ chơi đá cầu, nhảy dây, đuổi bắt

2 bình luận về “giúp em với ạ huhuhuhu Câu 3: Dấu phẩy trong câu dưới đây có tác dụng gì? Bằng chiếc xe đạp ấy, mẹ đã đèo Na đi học suốt bao”

  1. C3 . Dấu phẩy trên có tác dụng : B . Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ .
    C4 . Dấu hai chấm trên có tác dụng : A. Báo hiệu bộ phận phía sau là lời nói của nhân vật .
    C5 . Chọn dấu: B. hai chấm sau chữa ” lo lắng hỏi ” vì đằng sau là lời nói nhân vật .
    C6 . C . 1,3
    C7 . B . Vườn hoa tỏa hương thơm ngát, chim chóc đến hót líu lo.

    Trả lời
  2. $#khoanguyen045$
    3. Dấu phẩy trong câu dưới đây có tác dụng gì? “Bằng chiếc xe đạp ấy, mẹ đã đèo Na đi học suốt bao năm.”
    A. Ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu
    B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ
    C. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép
    D. Giải đáp A và B đều đúng
    -> $\text{ Chọn: B}$
    *** $\text{ Phân tích:}$
    + Bằng chiếc xe đạp ấy,/ mẹ đã đèo Na đi học suốt bao năm.
              TN                                      C-V
    => TN: Bằng chiếc xe đạp ấy ( chỉ phương tiện)
    _______________________________________________________
    4. Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì?
    Hoa hốt hoảng nói với Lan:
    – Đã không còn kịp nữa rồi.
    A. Báo hiệu bộ phận phía sau là lời nói của nhân vật
    B. Đánh dấu phần chú thích trong câu.
    C. Đánh dấu các ý trong đoạn liệt kê.
    D. Cả A, B, C đều sai.
    -> $\text{ Chọn: A}$
    *** $\text{ Giải thích:}$
    + Do dẫn lời nói của nhân vật dùng dấu “:” thường kết hợp với dấu gạch ngang, mà trong câu lại có dấu gạch ngang nữa + Đây đang là lời nói của Lan với Hoa.
    _______________________________________________________
    5. Chọn dấu câu phù hợp điền vào ô trống để hoàn thành câu sau?
    A. dấu phẩy
    B. dấu hai chấm
    C. dấu chấm
    D. dấu gạch ngang
    -> $\text{ Chọn: B}$
    *** $\text{ Giải thích:}$
    + Thấy vậy, mẹ lo lắng hỏi:
    -> Đây là đang dẫn lời nói của người mẹ hỏi người con chứ không phải câu hỏi.
    _______________________________________________________
    6. Chọn vị trí thích hợp để điền dấu phẩy trong đoạn văn sau:
    A. 1,2
    B. 2,3
    C. 1,3
    D. 3,4
    -> $\text{ Chọn: C}$
    *** $\text{ Giải thích:}$
    + Do đặt dấu phẩy ở (1) để ngăn cách TN với C-V.
    + Đặt dấu phẩy ở (3) để ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ trong câu.
    _______________________________________________________
    7. Câu nào dưới đây chứa dấu phẩy có tác dụng ngăn cách các vế câu ghép?
    A. Khi lũ trẻ đến, tôi cảm thấy rất vui.
    B. Vườn hoa tỏa hương thơm ngát, chim chóc đến hót líu lo.
    C. Trong lớp học, các bạn học sinh đều chăm chú học bài.
    D. Các bạn nhỏ chơi đá cầu, nhảy dây, đuổi bắt
    -> $\text{ Chọn: B}$
    *** $\text{ Chi tiết:}$
    +  Vườn hoa tỏa hương thơm ngát,/ chim chóc đến hót líu lo.
                     Vế 1                                                Vế 2
    + Vì “Khi lũ trẻ đến” ở câu A là TN.
    + Dấu phẩy ở câu C thì ngăn cách TN với C-V.
    + Còn dấu phẩy ở câu D thì ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ trong câu.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới