Mấy ae giúp con em vs ạ. Câu hỏi: hãy đặt 50 câu, không thêm từ “Gặm cỏ non trên đồi đê già” Cảm ơn.

Mấy ae giúp con em vs ạ.

Câu hỏi: hãy đặt 50 câu, không thêm từ

“Gặm cỏ non trên đồi đê già”

Cảm ơn.

1 bình luận về “Mấy ae giúp con em vs ạ. Câu hỏi: hãy đặt 50 câu, không thêm từ “Gặm cỏ non trên đồi đê già” Cảm ơn.”

  1. Trong cuộc sống, chúng ta thường nghe thấy một số câu tục ngữ, nhất là khi ở cùng với những người lớn tuổi. Đối với một số người mà nói, những câu tục ngữ này có thể cảm giác thô tục, cũ kỹ, không có văn vẻ nội hàm gì cả.
    Nhưng thật ra, rất nhiều tục ngữ chẳng những hữu dụng, mà còn vô cùng sâu sắc, ẩn chứa nhiều đạo lý, đều là những thứ chúng ta không học được trong sách. Chúng là những kinh nghiệm mà ông cha tích lũy từ trong cuộc sống, có ý nghĩa không hề thua gì trong sách vở.Đó cũng chính là lý do vì sao tục ngữ tồn tại lâu như vậy, được truyền lại từ đời này sang đời khác. Nhiều tục ngữ được sử dụng trong đời sống hàng ngày, trong quá trình lưu truyền, phát sinh ra thêm nhiều hàm nghĩa, đôi khi còn có tác dụng chỉ dẫn cho người đời sau.Ý nghĩa hiện đại của “Trâu già gặm cỏ non, ăn gà tranh thủ sớm”Ví dụ như chúng ta ngày nay thường nghe thấy câu tục ngữ “Trâu già gặm cỏ non, ăn gà tranh thủ sớm”, chắc hẳn mọi người đều rất quen thuộc với nửa câu đầu.“Trâu già gặm cỏ non” đối với người thời nay mà nói, chủ yếu là để châm chọc những người đàn ông mặc dù đã lớn tuổi nhưng vẫn suốt ngày muốn tìm những cô gái trẻ tuổi xinh đẹp để lấy vợ hoặc làm bạn gái. Việc này vào thời xưa thường khiến người khác chê cười.Vậy nửa câu sau “ăn gà tranh thủ sớm” là có ý gì? Câu này thường được người hiện đại dùng để khuyên nhủ kẻ khác: Bất kể làm việc gì, cũng phải rèn sắt khi còn nóng, đừng lôi thôi lằng nhằng, nếu không sẽ bỏ lỡ thời cơ tốt nhất, như vậy rất đáng tiếc. Mà “ăn gà” ở đây ý chỉ tất cả mọi chuyện lớn nhỏ trong cuộc sống.“Trâu già gặm cỏ non” đối với người thời nay mà nói, chủ yếu là để châm chọc những người đàn ông lớn tuổi trăng hoa, thích phụ nữ trẻ. (Ảnh: Pinterest)Nghĩa gốc của “Trâu già gặm cỏ non, ăn gà tranh thủ sớm”Giải thích ở trên đều là ý nghĩa đã bị biến đổi theo thời gian. Vậy mọi người biết ý nghĩa gốc của câu này là gì không?Ý nghĩa ban đầu của câu tục ngữ này, chủ yếu nói chuyện ở nông thôn. Ý là: Trâu càng già, càng thích ăn cỏ tươi non; còn ăn gà thì nên làm thịt sớm, không nên ăn gà đã nuôi qua vài năm.Nghĩ lại cả câu thì cũng không có gì khó hiểu, bởi vì động vật cũng giống con người, khi tuổi tác tăng lên, cũng sẽ già đi. Đối với trâu bò mà nói, khi chúng già rồi, hàm răng cũng không còn khỏe nữa, không nhai nổi cỏ già cứng, đương nhiên chỉ có thể ăn cỏ non. Ngoài ra đối với trâu già mà nói, cỏ non cũng dễ tiêu hóa hơn.Mọi người hẳn là cũng biết, trước đây ở nông thôn, rất nhiều gia đình đều nuôi già, một phần là gà mái có thể đẻ trứng, gà trống gáy sáng. Gà mái đẻ trứng, không những có thể làm thức ăn, còn có thể đem bán lấy tiền, có rất nhiều lợi ích.Ăn gà phải tranh thủ sớm, nếu không sẽ rất khó ăn. (Ảnh: Sclance)Chẳng qua ngày xưa nhiều nhà sống trong cảnh đói khổ, cho nên bình thường mọi người thường tiếc không muốn giết gà ăn, thường chờ tới dịp lễ tết mới dám làm thịt. Chỉ là đợi đến lúc đó rồi, gà cũng đã già, thịt không còn ngon nữa, người già trong nhà cũng nhai không nổi, vì vậy nên mới nói “Ăn gà phải tranh thủ sớm”.Câu tục ngữ này, dù là ý nghĩa ban đầu hay là ý nghĩa hiện đại cũng đều rất thú vị, chúng ta qua đó cũng cảm nhận được sự khôn ngoan của con người trong cuộc sống

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới