2 bình luận về “tả bà lão bán nước và chú công an”
Tả bà lão bán nước:
Những lúc học bài và làm một số công việc ba mẹ giao cho xong, em thường sang thăm bà Năm Hợi ở cạnh nhà em. Em thương bà, quý bà không chỉ ở chỗ bà như Nội của em mà còn bởi tình cảm của bà đối với em, với lũ nhỏ trong xóm nữa.
Năm nay, bà đã ngoài bảy mươi tuổi, cái tuổi của một vầng trăng xế. Nghe Nội kể lại, cuộc đời của bà Năm là một chuỗi dài những thương đau và vất vả. “Chỉ có hơn hai năm nay bà mới được ở ngôi nhà tường, mái ngói như bây giờ là nhờ Đảng và Cụ Hồ đấy cháu ạ.” Ngôi nhà tình nghĩa do Ủy ban Nhân dân xã xây cất là niềm an ủi bà những năm cuối đời. Âu cũng là nguồn động viên cho tuổi già và cũng làm mát lòng, mát dạ hương hồn nơi chín suối cửa ba người con đã hi sinh vì dân vì nước. Hôm được phong danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” một lượt với Nội, bà nghẹn ngào không nói được nên lời. Đôi dòng lệ tuôn dài trên hai gò má đã nhăn nheo.
Nội còn nói: “Giá như thằng Hoàng, thằng Hợi ra đi, để lại một vài đứa cháu thì cũng an ủi cho bà. Ai dè, đứa nào mất đi cùng chưa vợ con gì cả. Bây giờ để bà thui thủi một mình, tội nghiệp quá!” Bà già cả như vậy nhưng lúc nào nhà cửa cũng sạch sẽ, tươm tất. Cả xóm em, từ già đến trẻ, ai cũng kính yêu bà. Những lúc rỗi rãi, bà thường chống gậy đi thăm bà con lối xóm. Những đợt tuyển quân hàng năm, bà vắng nhà luôn. Khi thì đến thăm nhà này, lúc thì đến động viên nhà kia. Chiếc lưng còng với cái gậy trúc tất tả khắp nẻo đường lối xóm đã góp phần không nhỏ động viên con em lên đường làm nghĩa vụ quân sự. Những đêm trăng sáng, lũ trẻ chúng em thường tụ tập ở sân nhà bà, để được nghe bà kể chuyện: nào là chuyện thần thoại, cổ tích… chuyện những năm đánh Mĩ, chuyện chú Hoàng, chú Hợi….Bao nhiêu là chuyện hay. Chuyện nào cũng hấp dẫn và đầy ý nghĩa không kém gì những mẩu chuyện trong sách. Giọng kể của bà êm như một làn gió nhẹ thổi qua, đưa chúng em về với cội nguồn của cha ông, về với những phong tục tập quán, giúp chúng em hiểu cặn kẽ hơn những năm đánh Mĩ, hiểu được những gì sự mất mát thương đau mà nhân dân ta phải chịu đựng trong cuộc chiến tranh. Những năm ác liệt ấy, không chỉ có chồng, con tham gia đánh Mĩ mà bản thân bà cũng đã từng là một chiến sĩ của đội quân tóc dài trong những ngày Đồng Khởi oanh liệt năm xưa.
Bà là hiện thân của đức hi sinh và chịu đựng của người mẹ Việt Nam anh hùng đáng kính, đáng yêu. Trước lúc chia tay với bà, chúng em thường tặng bà bài hát: “Bà ơi bà! Cháu yêu bà lắm, tóc bà trắng màu trắng như mây. Cháu yêu bà, cháu nắm bàn tay, khi cháu vâng lời, cháu biết bà vui”.
Tả chú công an:
Mỗi người đều có những mơ ước, những định hướng trong nghề nghiệp của mình, người thì thích làm giáo viên, người thì thích làm bác sĩ,…Còn với em, em luôn thích thú với nghề công an. Bởi vậy, hình ảnh chú công an luôn là mẫu hình lí tưởng trong em.
Hằng ngày đến trường em đều phải đi qua những ngã tư đèn xanh đèn đỏ nên em luôn bắt gặp hình ảnh của những chú công an đứng đó. Bởi vậy nên, dù đường đông nhưng em vẫn có thể đi qua đường dễ dàng mà không lo bị tai nạn. Chú công còn còn khá trẻ, năm chỉ mới ngoài ba mươi tuổi thôi. Dáng người chú cao ráo, khuôn mặt vuông chữ điền cùng với làn da bánh mật bởi chú luôn phải đứng ngoài đường những lúc trời mưa cũng như trời nắng. Mái tóc chú đen nhánh, lúc nào cũng được cắt tỉa gọn gàng. Chú có đôi mắt to và thông minh ẩn dưới cặp lông mày rậm rạp. Cũng như bao chú công an giao thông khác, chú mặc bộ quần áo kaki vàng sậm. Trên chiếc áo ngắn tay cạnh cầu vai có đeo phù hiệu thuộc sắc phục cảnh sát giao thông và trên ngực bảng tên, đơn vị bằng tấm mica nền trắng chữ xanh, cùng với tên chú và chức vụ ở đó. Chân đi giày đen bóng lộn, khẩu súng ngắn đeo bên hông kéo xuống hay có những lúc chú lại đeo những chiếc cùi sắt, càng tăng thêm vẻ oai vệ, đĩnh đạc của người cảnh sát giao thông giữ gìn trật tự an toàn giao thông cho mọi người. Chú còn đội trên đầu chiếc mũ có đính huy hiệu của người cảnh sát. Ngôi sao đó giống như lý tưởng cao đẹp chú đang theo đuổi, là trọng trách của nghĩa vụ chú đảm đương.
Nhiệm vụ của chú là không trừ trời mưa hay trời nắng chú đều có mặt. Chú luôn đứng quan sát mọi người, ai mắc lỗi thì chú tuýt còi và dừng lại hỏi và xử phạt đúng mức với những hành vi vi phạm. Miệng ngậm còi, hai cánh tay thay một mệnh lệnh, đưa lên, hạ xuống, sang trái sang phải, dòng người và xe cộ cứ thế dừng lại, tuôn đi một cách trật tự và nề nếp hơn rất nhiều. Nhờ có chú công an mà em đi lại cũng cảm thấy an tâm hơn rất nhiều. Chú làm việc vô cùng nghiêm túc, phân minh chính trực kể cả là người nhà hay người quen biết, cứ có lỗi là phạt. Một hôm em chứng kiến được hai chiếc xe máy đua nhau phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách đánh võng và chú tuýt còi luôn. Vẻ mặt chú rất nghiêm nghị bởi chú nói rằng tính mạng con người là trên hết, chú làm việc trước hết là vì lương tâm sau đó mới là trách nhiệm.
Mỗi người xung quanh chúng ta sẽ để lại một ấn tượng khác biệt. Em sinh ra và lớn lên ở một vùng nồng thôn thanh bình, yên ả. Em yêu màu nâu áo vải đã bạc sờn của các bác nông dân, yêu màu trắng của tà áo học sinh và yêu màu xanh áo chú công an. Đặc biệt, trong đó có chú Tùng – chú công an xã mà em vô cùng yêu mến.
Ở những vùng nông thôn chúng em, các chú công an không nhiều như thị trấn, thủ đô nhưng người nào cũng nhiệt tình, trách nhiệm. Chú Tùng là một trong số các chú công an công tác tại xã. Chú khoảng hơn ba mươi tuổi, có một người vợ đảm đang, thảo vát và cô con gái xinh xắn, hoạt bát. Chú cao cao, gầy gầy nhưng bóng lưng thì thẳng tắp như thân cây tùng. Nước da rám nắng khỏe mạnh, nổi bật trong bộ quân phục màu xanh. Ấn tượng đầu tiên mà chú để lại trong lòng mọi người là khuôn mặt vuông chữ điền nghiêm nghị, chính trực. Sống mũi chú cao, thẳng và đôi mắt đen láy, sáng ngời, nụ cười hiền lành, thân thiện đem đến cho người ta cảm giác ấm áp như những người thân quen. Mọi người thường nói, đó là ngoại hình của người thanh niên liêm chính. Chú thường mặc bộ quân phục màu xanh lá cây, giống như màu áo bộ đội ngày xưa. Trên túi áo ngực có thêu tên, ve áo đình phù hiệu và cấp bậc. Vầng trán cao của chú che đi bởi chiếc mũ cứng, nổi bật biểu tượng cờ đỏ sao vàng.
2:tả bà cụ bán nc
Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là mảnh đất thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi con người. Nơi đó là những gì thân thuộc nhất, là những nhớ những thương mỗi khi nhắc tới. Đối với em, quê hương có rất nhiều ý nghĩa. Em yêu cây đa đầu làng, yêu cánh đồng lúa rộng mênh mông, yêu dòng sông êm đềm…và yêu bà cụ bán hàng nước dưới gốc cây đa.
Em sinh ra và lớn lên ở một vùng nông thôn, nơi có những cánh diều tung bay, những cánh đồng xanh xanh mãi tận chân trời, những cánh cò nghiêng nghiêng chao lượn. Trong kí ức tuổi thơ yên bình ấy, bà cụ bán hàng nước ghi lại dấu ấn vô cùng sâu đậm. Mọi người trong làng gọi bà là bà Tư. Bà Tư đã bước sang tuổi bảy mươi – độ tuổi xế chiều. Dấu vết của thời gian đã in sâu lên cái lưng còng của bà. Khuôn mặt già nua với những nếp nhăn và chấm đồi mồi nhưng lại hồng hào, phúc hậu như những bà tiên trong truyện cổ tích. Vết chân chim tràn đầy nơi khóe mắt đã minh chứng cho quãng đời vất vả nhọc nhằn mà bà trải qua. Thế nhưng, ánh mắt hấp háy của bà lại tinh tường lắm, dường như có thể nhìn thấu mọi chuyện trên đời. Mái tóc bà đã bạc trắng như cước, được vẩn gọn gàng xung quanh đầu rồi vòng ra bên ngoài chiếc khăn mỏ quạ màu đen. Miệng bà lúc nào cũng móm mém nhai trầu. Qua nhiều tháng năm cực nhọc, đôi bàn tay bà nhăn nheo và trai sạn, những đường gân chằng chịt nổi rõ lên, mỗi lần nhìn vào khóe mắt em chợt cay cay.
2 bình luận về “tả bà lão bán nước và chú công an”