Trong bài Hạt gạo làng ta” nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết: “Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa N

Trong bài Hạt gạo làng ta” nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết:
“Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy…”
Em hiểu đoạn thơ trên như thế nào? Hình ảnh đối lập ,điệp ngữ trong đoạn thơ gợi cho em những suy nghĩ gì?

2 bình luận về “Trong bài Hạt gạo làng ta” nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết: “Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa N”

  1. Đoạn thơ trên là hình ảnh người nông dân lao động vất vả giữa mùa hè nóng bức. Hình ảnh đối lập , điệp ngữ” có bão tháng bảy có mưa tháng 3 ”  .
    ⇒ Những hạt lúa hạt gạo vàng ươm thơm lừng mà chúng ta hay ăn hàng ngày đều chan chứa những giọt mồ hôi , công sức vất vả tần tảo ngày đêm để làm ra chúng . Vì vậy chúng ta cần biết trân quý những hạt gạo cũng như trân quý công lao to lớn của những người nông dân sớm hôm ngoài kia.

    Trả lời
  2. đoạn thơ trên đã mang đến cho em 1 nội dung vô cùng ý nghĩa đó là :để có 1 hạt gạo thơm lừng trắng ngần thì ko thể nhắc đến sự hi sinh nhọc nhằn vất vả dầm mưa dãi nắng của các cô các bác nông dân 
    hình ảnh đối lập đc nhắc đến trong đoạn thơ trên đã gợi cho em rất nhiều suy nghĩ với việc sử dụng các hình ảnh đối lập như ”mưa” ,”bão ” giúp đoạn trên thêm sinh động và gợi ra lỗi lo taon vất vả của các bác nông dân . Dưới tác động của thiên nhiên có thể làm những cấy lúa đổ rạp , bị gãy . vậy thì sẽ ko có lúa gạo để ăn . bên cạnh đó cùng  với những buổi trưa trời nóng như thiêu đốt mà ng nông dân ko quản ngại khó khăn nặng nhọc , nội xuống ruộng gặt lúa đẻ có những hạt gạo trắng ngần tròn mây mẩy để nuôi em khôn lớn

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới