Trong bài Tre Việt Nam của nhà thơ Nguyễn Duy có viết: Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau

Trong bài Tre Việt Nam của nhà thơ Nguyễn Duy có viết:
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người.
Trong đọan thơ trên, tác giả đã sử dụng cách nói gì để ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của tre: sự đùm bọc, đoàn kết? Cách nói này hay ở chỗ nào?

2 bình luận về “Trong bài Tre Việt Nam của nhà thơ Nguyễn Duy có viết: Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau”

  1. Trong đọan thơ trên, tác giả đã sử dụng cách nói “nhân hóa” để ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của tre: sự đùm bọc, đoàn kết. Cách nói hay ở chỗ tác giả đã lấy những từ ngữ miêu tả hoạt động của con người để dùng cho cây tre như ” thân bọc lấy thân”, “Tay ôm tay níu “, Thương nhau tre chẳng ở riêng”  để tô đậm hình ảnh gắn kết, đùm bọc, yêu thương lẫn nhau. Cách nói ấy khiến hình ảnh thơ trở nên sinh động, hấp dẫn, gần gũi, dễ đi vào lòng bạn đọc.

    Trả lời
  2. Trong đoạn thơ trên nhà thơ Nguyễn Duy đã khéo léo sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa qua những từ: bọc, níu, thương nhau. Như vậy hình ảnh cây tre vốn là hình ảnh quen thuộc với người dân Việt Nam, gắn bó với cuộc sống con người từ quá khứ đến hiện tại nay lại được nhân hóa có những hành động và cảm xúc như con người. Qua đó giúp bạn đọc cảm nhận được những phẩm chất tốt đẹp của con người đó là tình đoàn kết, sự đùm bọc, chung thủy, dũng cảm,… Cái hay trong cách sử dụng thủ pháp nghệ thuật của nhà thơ nằm ở chỗ lấy biểu tượng của dân tộc để thể hiện phẩm chất của con người Việt Nam làm tăng sự khách quan và tính chân thật.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới