Trong các câu sau câu nào là câu ghép? Vì sao? a) Em được mọi người yêu mến vì em chăm ngoan học giỏi. b) Vì em chăm ngoan họ

Trong các câu sau câu nào là câu ghép? Vì sao?
a) Em được mọi người yêu mến vì em chăm ngoan học giỏi.
b) Vì em chăm ngoan học giỏi nên em được mọi người yên mến.
c) Em muốn được mọi người yêu mến nên em chăm ngoan học giỏi
d) Nhờ em chăm ngoan học giỏi nên em được mọi người yêu mến
Bài 2: Hãy cho biết những câu văn sau là câu đơn hay cây ghép. Tìm chủ ngữ vị ngữ
a) Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng , xua tan dần hơi lạnh
b) Lang gió nhẹ chạy qua, những chiếc lá lay động như những đốm lửa vàng, lửa đỏ bập bùng cháy
c) Nắng lên, nắng chan mỡ gà trên những cánh đồng lúa chín

2 bình luận về “Trong các câu sau câu nào là câu ghép? Vì sao? a) Em được mọi người yêu mến vì em chăm ngoan học giỏi. b) Vì em chăm ngoan họ”

  1. 1.
    a,Em được mọi người yêu mến vì em chăm ngoan học giỏi.
    +Chủ ngữ 1: Em
    +Vị ngữ 1: được mọi người yêu mến
    +Chủ ngữ 2: em
    +Vị ngữ 2: chăm ngoan học giỏi
    +Quan hệ từ: vì
    => Đây là câu ghép
    b,Vì em chăm ngoan học giỏi nên em được mọi người yên mến.
    +Chủ ngữ 1: em
    +Vị ngữ 1: chăm ngoan học giỏi
    +Chủ ngữ 2: em
    +Vị ngữ 2: được mọi người yên mến
    +Quan hệ từ: Vì…nên..
    => Đây là câu ghép
    c,Em muốn được mọi người yêu mến nên em chăm ngoan học giỏi.
    +Chủ ngữ 1: Em
    +Vị ngữ 1: muốn được mọi người yêu mến
    +Chủ ngữ 2: em
    +Vị ngữ 2: chăm ngoan học giỏi
    +Quan hệ từ: nên
    => Đây là câu ghép
    d, Nhờ em chăm ngoan học giỏi nên em được mọi người yêu mến.
    +Trạng ngữ: Nhờ em chăm ngoan học giỏi
    +Chủ ngữ : em
    +Vị ngữ : được mọi người yêu mến
    => Đây là câu đơn
    2.
    a, Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng , xua tan dần hơi lạnh.
    +Chủ ngữ: Ánh nắng ban mai
    +Vị ngữ: trải xuống cánh đồng vàng óng , xua tan dần hơi lạnh
    b, Làn gió nhẹ chạy qua, những chiếc lá lay động như những đốm lửa vàng, lửa đỏ bập bùng cháy.
    +Chủ ngữ 1: Làn gió
    +Vị ngữ 1: nhẹ chạy qua
    +Chủ ngữ 2: những chiếc lá
    +Vị ngữ 2: lay động như những đốm lửa vàng, lửa đỏ bập bùng cháy
    => Đây là câu ghép
    c, Nắng lên, nắng chan mỡ gà trên những cánh đồng lúa chín.
    +Chủ ngữ 1: Nắng
    +Vị ngữ 1: lên
    +Chủ ngữ 2: nắng
    +Vị ngữ 2: chan mỡ gà
    +Trạng ngữ: trên những cánh đồng lúa chín
    => Đây là câu ghép

    Trả lời
  2. Bài 1 : 
    – Câu a, b, c là câu ghép 
    – Câu d, là câu đơn 
    a, 
    – Câu có 2 vế .
    + Em / được mọi người yêu mến
    + Em / chăm ngoan học giỏi.
    => Được nối bằng quan hệ từ “Vì” : Biểu thị mối quan hệ nguyên nhân  
    b, 
    – Câu có 2 vế 
    + Em / chăm ngoan học giỏi 
    + Em /được mọi người yên mến.
    => Được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ Vì – nên : Biểu thị mối quan hệ nguyên nhân – Kết quả 
    c, 
    – Câu có 2 vế 
    +  Em /muốn được mọi người yêu mến
    + Em /chăm ngoan học giỏi  
    => Được nối với nhau bằng quan hệ từ “nên” : Biểu thị mối quan hệ kết quả
    d, 
    – Trạng ngữ : Nhờ em chăm ngoan học giỏi 
    – Chủ ngữ : Em 
    – Vị ngữ : được mọi người yêu mến 
    => Câu đơn 
    Bài 2 
    a, 
    – Chủ ngữ : Ánh nắng ban mai
    – Vị ngữ : trải xuống cánh đồng vàng óng , xua tan dần hơi lạnh 
    => Câu văn sau là câu đơn 
        
    b, 
    – Vế 1 : 
    + Chủ ngữ : Làn gió nhẹ 
    + Vị ngữ : chạy qua 
    – Vế 2 : 
    + Chủ ngữ : Những chiếc lá 
    + Vị ngữ :  lay động như những đốm lửa vàng
    – Vế 3 : 
    + Chủ ngữ : lửa đỏ 
    + Vị ngữ : bập bùng cháy 
    => Câu sau là câu ghép . Được nối với nhau bằng dấu câu : Dấu phẩy 
          
    c, 
    – Vế 1 : 
    + Chủ ngữ : Nắng 
    + Vị ngữ : lên 
    – Vế 2 : 
    + Chủ ngữ : Nắng 
    + Vị ngữ : Chan mỡ gà 
    – Trạng ngữ : trên những cánh đồng lúa chín
    => Câu sau là câu ghép . Được nối với nhau bằng dấu câu : Dấu phẩy

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới