Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô kla- hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc b

Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô kla- hô-ma, tôi cùng một người bạn
và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi: Vé vào cửa
là bao nhiêu? Bán cho tôi bốn vé.
Người bán vé trả lời: 3 đô la một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuổi. Trẻ em từ sáu
tuổi trở xuống được vào cửa miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?
– Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ lên bốn. Bạn tôi trả lời. Như vậy tôi phải trả cho ông 9
đô la tất cả.
Người đàn ông ngạc nhiên nhìn bạn tôi và nói: Lẽ ra ông đã tiết kiệm cho mình được 3 đô
la. Ông có thể nói rằng đứa lớn mới chỉ sáu tuổi, tôi làm sao mà biết được sự khác biệt đó chứ!
Bạn tôi từ tốn đáp lại: Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết
được. Nhưng bọn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô
la.
a. Hai câu văn in đậm trên sử dụng phép liên kết nào, hãy chỉ rõ. 0.5đ
b. Vì sao bạn của tôi không nói với người bán vé là đứa lớn mới chỉ sáu tuổi? 1đ
c. Từ câu chuyện trên tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì? 1đ
Giup em với em đang cần gấp

2 bình luận về “Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô kla- hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc b”

  1. A)Sử dụng liên kết so sánh
    B)Vì ông không muốn mất đi sự kính trọng chỉ với 3 đô la
    C)Tác giả muốn gửi đến thông điệp là Cần phải sống trung thực ngay những điều nhỏ nhất

    Trả lời
  2. a. Hai câu văn in đậm trên sử dụng phép liên kết:
    – Phép lặp từ: Biết
    – Phép nối: Dĩ nhiên, nhưng
    b. Bạn của tôi không nói với người bán vé là đứa lớn chỉ mới sáu tuổi vì: Ông không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô
    c. Thông điệp tác giả muốn gửi đến chúng ta qua câu chuyện trên:
    – Tâm hồn của những đứa trẻ rất hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng, thậm chí còn chưa đủ để suy nghĩ chín chắn, để nhận thức được hành động, việc làm đó là đúng hay sai. Nếu thấy người lớn làm điều xấu, nhất là nói dối, chắc chắn chúng sẽ bắt chước theo, dần dần tạo thành một thói quen, một đức tính xấu khó sửa chữa được.
    – Không phải chỉ trước mặt con nhỏ, chúng ta mới không nói dối. Trong mọi tình huống, mọi trường hợp, chúng ta đều cần phải thật thà. Đức tính trung thực khiến mọi người xung quanh luôn yêu quý, kính trọng và đặt niềm tin vào mình. Ngược lại, những người dối trá sẽ bị thờ ơ, xa lánh, ghét bỏ, cho dù có gặp hoạn nạn cũng không nhận được sự giúp đỡ. Nói dối rất có hại, bởi vậy chúng ta nên tránh xa đức tính này và học tập tính trung thực.
    #M

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới