1.tóm tắt truyện truyền thuyết yết kiêu 2.Nêu ý nghĩa của truyện truyền thuyết yết kêu 3.
1.tóm tắt truyện truyền thuyết yết kiêu
2.Nêu ý nghĩa của truyện truyền thuyết yết kêu
3.
1 bình luận về “1.tóm tắt truyện truyền thuyết yết kiêu 2.Nêu ý nghĩa của truyện truyền thuyết yết kêu 3.”
– Tóm tắt:
Năm ấy, giặc Nguyên – Mông xâm lược nước Đại Việt ta. Thế giặc rất mạnh, đi đến đâu chúng đều gây nên biết bao tội ác. Chàng trai Yết Kiêu làm nghề đánh cá ven sông, nổi tiếng về tài bơi lặn, liền xin với cha già cho chàng nhập quân đội để diệt giặc cứu dân. Người cha buồn rầu bảo:
– Mẹ con mất sớm, cha bây giờ tàn tật, không làm gì được. Nay con lại ra đi.
Nghe cha nói vậy, Yết Kiêu rất đau lòng, chàng nghẹn ngào:
– Cha ơi, nhưng nước mất thì nhà tan. Làm trai, con không thể ngồi nhà nhìn quân giặc tàn phá đất nước mình. Con sẽ nhờ cô bác trông nom, chăm sóc cha.
Cha chàng vội nói:
– Cha hiểu chứ. Giờ đây việc đánh giặc cứu nước là cấp bách. Con cứ đi đi! Đừng lo lắng cho cha.
Yết Kiêu từ biệt cha già. Chàng đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông. Được nhà vua tiếp đãi, Yết Kiêu trình bày kế hoạch đánh giặc của mình:
– Hạ thần chỉ xin bệ hạ một chiếc dùi sắt để dùi thủng chiến thuyền của giặc, vì hạ thần có thể lặn hàng giờ dưới nước.
Nhà vua gật đầu đồng ý và mĩm cười hỏi Yết Kiêu:
– Ngươi là dân thường mà phi thường. Ai đã dạy ngươi được như thế?
Yết Kiêu bèn quỳ xuống trước mặt nhà vua và kiêu hãnh trả lời:
– Muôn tâu bệ hạ, người đó là cha của hạ thần! Cha của hạ thần được ông của hạ thần dạy bảo.
Nhà vua hỏi tiếp:
– Ai dạy ông của nhà ngươi?
– Vì căm thù giặc sâu sắc và noi gương người xưa mà ông của hạ thần tự học lấy. Cảm động trước truyền thống yêu nước của nhân dân, nhà vua liền đỡ Yết Kiêu đứng dậy và truyền lệnh cho binh lính thực hiện như yêu cầu của chàng.
Cảm động trước truyền thống yêu nước của nhân dân, nhà vua liền đỡ Yết Kiêu đứng dậy và truyền lệnh cho binh lính thực hiện như yêu cầu của chàng.