Xác định hình ảnh ẩn dụ ,hoán dụ được dùng trong câu thơ sau: a, Cái cò lặn lội bờ sông Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non

Xác định hình ảnh ẩn dụ ,hoán dụ được dùng trong câu thơ sau:
a, Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non. ( Ca dao )
b, Tay ta tay búa tay cày
Tay gươm tay bút dựng xây nước mình. ( Tố Hữu )
c, Này lắng nghe em khúc nhạc thơm. ( Xuân Diệu )
d, Em thấy cơn mưa rào
Ngập tiếng cười của bố. ( Phan Thế Khải )

2 bình luận về “Xác định hình ảnh ẩn dụ ,hoán dụ được dùng trong câu thơ sau: a, Cái cò lặn lội bờ sông Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”

  1. a/ Cái cò lặn lội bờ sông
    Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non. 
    Hình ảnh ẩn dụ : cái cò , ẩn dụ cho người phụ nữ trong xã hội xưa . Họ phải sống một cuộc sống đau khổ , lặn lội khắp nơi để nuôi chồng con , chưa bao giờ được hạnh phúc . Dù vậy , họ vẫn luôn chịu đựng , không mấy khi đứng lên chống lại các thế lực mạnh hơn.
    b/ Tay ta tay búa tay cày
    Tay gươm tay bút dựng xây nước mình. 
    Hình ảnh hoán dụ : tay ta , tay búa , tay cày , tay gươm , tay bút => kiểu hoán dụ : lấy bộ phận chỉ toàn thể , lấy hình ảnh cái tay để lần lượt chỉ cho người nông dân ( tay cày), người công nhân ( tay búa) , người chiến sĩ( tay gươm), người tri thức ( tay bút) .Qua đó khẳng định ý chí đóng góp xây dựng đất nước vững mạnh của tất cả nhân dân . 
    c/ Này lắng nghe em khúc hát nhạc thơm.
    Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác : nghe nhạc thơm . Từ thính giác ( nghe ) sang khứu giác ( thơm) 
    ->Tạo ấn tượng với người đọc về giọng hát trong trẻo của cô gái .
    d/ Em thấy cơn mưa rào 
    Ngập tiếng cười của bố. 
    Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác -> cảm nhận trong sáng của người con về tiếng cười vui của người bố.
    *Chúc em học tốt*

    Trả lời
  2. a, Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non ⇒ Ẩn dụ
    b, ⇒ Hoán dụ 
    c, ⇒ Ẩn dụ ( chuyển đổi cảm giác)
    d, ⇒ Ẩn dụ ( chuyển đổi cảm giác) 

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới