Anh em chúng tôi rủ nhau đi tắm ở suối sau nhà. Qua mấy vườn sắn xanh biếc là đến gần suối. Tiếng nước chảy ào ào. Nước từ nú

Anh em chúng tôi rủ nhau đi tắm ở suối sau nhà. Qua mấy vườn sắn xanh biếc là đến
gần suối. Tiếng nước chảy ào ào. Nước từ núi Tiên giội như thác, trắng xóa, qua suối Cộc
xóm Đông tràn sang suối xóm Tây rồi dồn về suối xóm Trại chúng tôi. Trẻ con chúng tôi la ó,
té nhau, reo hò. Ôi, con suối; con suối khi nó can, chúng tôi ngẩn ngơ. Chúng tôi tắm thỏa
thuê, khi ra về tiếng ào ào vọng mãi.
Tối, cái Bảng giải chiếu manh giữa sân. Cả nhà ngồi ăn cơm trong hương lúa đầu mùa từ
đồng Chõ thoảng về; trong tiếng sáo diều cao vút của chú Chàng; trong dàn nhạc ve; trong
tiếng chó thủng thẳng sủa giăng
Chúng tôi no nê, rủ nhau giải chiếu ở hiên nhà ngủ cho mát.
Ôi cái mùa hè hiếm hoi. Ngày lao xao, đêm cũng lao xao. Cả làng xóm hình như không ai
được ngủ, cùng thức với giời, với đất. Tôi khát khao thầm ước: Mùa hè nào cũng được như
mùa hè này!
(Trích Lao xao ngày hè Duy Khán)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng.
Câu 2: Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy?
Câu 3: Xác định câu văn sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ trong đoạn thứ nhất.
Nêu tác dụng của việc sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ trong câu văn đó.
Câu 4: Cho biết công dụng của dấu chấm phẩy trong câu sau: Cả nhà ngồi ăn cơm trong
hương lúa đầu mùa từ đồng Chõ thoảng về; trong tiếng sáo diều cao vút của chú Chàng;
trong dàn nhạc ve; trong tiếng chó thủng thẳng sủa giăng
Câu 5: Theo em tác giả đã thể hiện những cảm xúc gì khi kể về những ngày hè đã qua?

GIÚP EM ĐI Ạ EM HỨA SẼ VOTE 5 SAO HAY NHẤT

2 bình luận về “Anh em chúng tôi rủ nhau đi tắm ở suối sau nhà. Qua mấy vườn sắn xanh biếc là đến gần suối. Tiếng nước chảy ào ào. Nước từ nú”

  1. Câu 1 : Văn bản  trên sử dụng phương thức biểu đạt  là : tự sự , miêu tả , biểu cảm 
    Câu 2 : Văn bản được viết ở ngôi kể 1 ( người kể xưng tôi )
    Câu 3 : Câu văn nhiều trạng ngữ nhất : Nước từ suối Tiên giội như thác , trắng xóa , qua suối Cộc xóm Đông tràn sang suối xóm Tây rồi dồn về xóm Trại chúng tôi.=> Làm cho câu văn rõ ràng , đầy đủ thông tin .
    Câu 4 : Dấu chấm phẩy để đánh dấu những bộ phận liệt kê phức tạp.
    Câu 5 : Theo em , qua đoạn văn trên , tác giả muốn thể hiện tình yêu , lòng yêu mến của mình với mùa hè . Một mùa hè oi ả chứa đựng biết bao kỉ niệm đẹp đẽ thời ấu thơ . Nhớ những lần tắm sông , chăn trâu , bắt cua lội suối . Những tia nắng oi bức thường khiến người ta khó chịu nhưng trong văn bản lại có cái gì đó rất hồn nhiên , vui tươi . Phải có một tấm lòng yêu thiên nhiên , yêu mùa hè thì tác giả mới viết nên được những câu văn thắm thiết như vậy .
    *Chúc em học tốt*

    Trả lời
  2. Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng.
    + Phương thức biểu đạt được sử dụng: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
    + Tự sự là phương thức kể lại một câu chuyện nào đó và trong bài kể về chuyện hai anh em đi tắm ở suối sau nhà.
    + Miêu tả là thuật lại bằng lời những vật nào đó mình nhìn thấy, trong bài thuật bằng lời tiếng suối chảy.
    + Cảm xúc là tình cảm của nhân vật trong đoạn văn nào đó, và trong bài văn này ghi lại cảm xúc của nhân vật khi đi tắm suối.
    Câu 2: Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy?
    + Văn bản theo ngôi: thứ nhất.
    —> tác giả đã xưng tôi và kể lại những điều về ngày hè của mình. Dấu hiệu xưng tôi là dấu hiệu kể ngôi thứ nhất.
    Câu 3: Xác định câu văn sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ trong đoạn thứ nhất. Nêu tác dụng của việc sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ trong câu văn đó.
    + Câu nhiều thành phần vị ngữ: 
    – Nước từ núi Tiên giội như thác, trắng xóa, qua suối Cộc xóm Đông tràn sang suối xóm Tây rồi dồn về suối xóm Trại chúng tôi.
    + Xác định thành phần: 
    – Chủ ngữ: Nước từ núi Tiên
    – Vị ngữ 1: giội như thác
    – Vị ngữ 2: trắng xoá
    – Vị ngữ 3: qua suối Cộc xóm Đông tràn sang suối xóm Tây rồi dồn về suối xóm Trại chúng tôi.
    + Tác dụng: viết câu có nhiều thành phần vị ngữ cho việc miêu tả đối tượng rõ ràng, sinh động hơn.
    Câu 4: Cho biết công dụng của dấu chấm phẩy trong câu sau: Cả nhà ngồi ăn cơm trong hương lúa đầu mùa từ đồng Chõ thoảng về; trong tiếng sáo diều cao vút của chú Chàng; trong dàn nhạc ve; trong tiếng chó thủng thẳng sủa giăng.
    + Ta thấy: dấu chấm phẩy xuất hiện ở mỗi thành phần của bộ phận trong câu.
    + Công dụng: 
    – Đánh dấu ranh giới giữa các vế câu của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
    – Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liên kết phức tạp.
    Câu 5: Theo em tác giả đã thể hiện những cảm xúc gì khi kể về những ngày hè đã qua?
    Theo em, tác giả đã có một mùa hè vui vẻ, chứa bao kỉ niệm khó quên khiến tác giả lưu luyến trong lòng. Những cảm xúc đượm buồn khó tả của tác giả. Cảm xúc yêu quê hương của tác giả được viết lại bằng lời thật chi tiết, tình cảm. Mùa hè của tác giả rất vui, lúc nào cũng có những niềm vui hay tiếng cười. Tác giả càng thấy yêu quý quê hương, mùa hè bình yên của tác giả. Cùng với những người thân của tác giả, mùa hè càng có nhiều cung bậc cảm xúc hơn nữa.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới