bài 1: hãy đóng vai một nhân vật trong truyện cổ tích mà em yêu thích để kể lại câu chuyện đó. bài 2: hãy đóng vai nhân vật e

bài 1: hãy đóng vai một nhân vật trong truyện cổ tích mà em yêu thích để kể lại câu chuyện đó.
bài 2: hãy đóng vai nhân vật em bé thông minh để kể lại câu chuyện
jup e cả 2 bài lun nha

2 bình luận về “bài 1: hãy đóng vai một nhân vật trong truyện cổ tích mà em yêu thích để kể lại câu chuyện đó. bài 2: hãy đóng vai nhân vật e”

  1. Tôi là Sọ Dừa. Khi mẹ sinh ra, tôi không có chân tay, mình mẩy cứ tròn lông lốc như quả dừa. Bà buồn quá, định vứt tôi đi, thì tôi liền nói:
    – Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp.
    Vì thương tôi nên mẹ đã để lại nuôi, đặt cho tôi cái tên là Sọ Dừa. Lớn lên, tôi vẫn như lúc nhỏ, lăn lông lốc trong nhà. Mẹ liền nói với tôi:
    – Con nhà người ta báy tám tuổi đã đi ở chăn bò, còn mày chẳng được tích sự gì.
    Tôi liền bảo với mẹ:
    – Chuyện gì chứ chăn bò con cũng làm được. Mẹ cứ xin phú ông cho con đi chăn bò.
    Nghe vậy, mẹ tôi liền đến hỏi phú ông. Từ đó tôi đến ở nhà phú ông. Ngày ngày, tôi lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về nhà, đàn bò béo tốt hẳn ra. Tôi thấy phú ông mừng ra mặt.
    Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm cho tôi. Hai cô chị độc ác nên thường hắt hủi tôi. Chỉ có cô út hiền lành, đối xử với với tôi.
    Một hôm, tôi biến thành người, ngồi thổi sáo trên lưng trâu thì tiếng động, biết có người nên tôi lại hóa về hình dáng cũ. Từ đó, cô út càng chăm sóc tôi nhiều hơn, có thức ăn ngon lại giấu đem cho tôi.
    Cuối mùa ở, tôi liền về giục mẹ đến hỏi con gái phú ông làm vợ. Mẹ tôi ửng sốt lắm, nhưng thấy tôi năn nỉ mãi nên cũng sang hỏi phú ông. Khi trở về, bà nói rằng phú ông yêu cầu phải sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm mới đồng ý gả con gái. Tôi nói với mẹ cứ yên tâm.
    Đến ngày hẹn, mẹ tôi vô cùng ngạc nhiên khi trong nhà bỗng có đủ những lễ vật mà phú ông yêu cầu. Không chỉ vậy, còn có chục giai nhân khiêng sính lễ sang nhà phú ông. Phú ông liền hỏi ba cô con gái xem có ai đồng ý, thì chỉ có cô út.
    Trong ngày cưới, tôi cho bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Lúc rước dâu, tôi biến thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú sang đón cô út về làm vợ. Hai vợ chồng tôi sống hạnh phúc. Tôi ngày đêm miệt mài đèn sách và thi đỗ trạng nguyên. Chẳng bao lâu, nhà vua cử tôi đi sứ. Trước khi đi, tôi đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn phải giữ luôn các thứ ấy bên mình để có lúc cần dùng đến.
    Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, tôi nghe thấy tiếng con gà trống gáy vang ba lần:
    – Ò… ó… o… Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.
    Tôi hạ lệnh cho thuyền vào xem, thì gặp lại vợ mình. Vợ chồng đoàn tụ hạnh phúc. Tôi đưa vợ về nhà, mở tiệc mừng, mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai người chị của vợ tôi tranh nhau kể chuyện nàng gặp phải rủi ro, tỏ vẻ thương tiếc lắm. Tôi không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Nhìn thấy em mình đã trở về bình an, họ xấu hổ bỏ về.

    Bài 2 :

    Ngày xưa, mỗi khi nhà vua muốn tìm người tài giỏi ra giúp nước thường cử các quan đi vào các làng xóm, cho giao mõ kén người tài, như trường hợp Thánh Gióng.
    Khi phát hiện được nhân tài rồi, nhà vua và triều đình còn tìm cách thử thách thêm nữa. Sự thử thách có khi là chữ nghĩa, cũng có khi chỉ là vấn đề cần đến sự hiểu biết của trí thông minh.
    Trường hợp tôi trên đây là thử tài bằng cách tìm khiếu thông minh. Khi viên quan hỏi cha mẹ tôi: “một ngày cày được mấy đường” có ai đếm đường cày làm gì, cho nên người cha tôi không trả lời được, nhưng tôi thì biết cách trả lời thông minh: “Ngựa của ông đi một ngày mấy bước thì tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi ngày cày được mấy đường”.
    Thế là viên quan mừng quá nên về tâu với vua. Vua cũng mừng nhưng để thử lại trí thông minh một lần nữa, nhà vua bắt dân làng làm một việc trái ngược với thực tế, nghĩa là làm cái việc theo cách thức dân dã, tự nhiên thì không làm được, mà phải đối đầu với nhà vua bằng trí tuệ. Vì vậy khi vua giao cho dân làng tôi: “Ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh làm sao nuôi ba con trâu ấy thành chín con, hẹn năm sau phải nộp đủ, nếu không thì cả làng chịu tội”
    Được lệnh ấy dân làng lo lắng, họp bàn nhiều lần mà vẫn không sao giải quyết được. Thấy thế tôi bảo cha: “Cứ đem hai thúng gạo nếp và hai con trâu mà “đánh chén” cho sướng, còn một thúng gạo và một con trâu làm lộ phí để con vào kinh giải quyết.” Lúc đầu cha và dân trong làng sợ không dám làm. Nhưng khi nhớ lại cái thông minh của tôi khi đối đáp với viên quan ngoài đồng, người cha yên tâm làm theo ý tôi, cả làng ăn khao.
    Đến hoàng cung, tôi khóc lóc om sòm. Vua cho người gọi vào hỏi rõ sự tình. Tôi mới bảo rằng cha không chịu đẻ em bé cho mình có bạn. Nhà vua bật cười nói rằng muốn có em bé thì phải lấy vợ khác cho cha. Tôi liền mượn cớ hỏi lại vua vậy vì sao lại bắt làng nuôi trâu đực đẻ con. Vua thừa nhận mình muốn thử thách dân làng, rồi ban thưởng hậu hĩnh cho hai cha con tôi.
    Lúc bấy giờ, nước láng giềng muốn xâm lược nước ta, để dò xét họ liền sai sứ giả mang một cái vỏ ốc vặn dài hai đầu với lời thách đố xuyên được sợi chỉ qua. Vua sai viên quan đến hỏi tôi. Tôi liền bày cách giúp đỡ. Câu đố được giải khiến sứ giả nước láng giềng kinh ngạc. Về sau, tôi được phong làm trạng nguyên và được đón vào cùng để học hành.

    #Hoidap247#

    Trả lời
  2. bài 1: hãy đóng vai một nhân vật trong truyện
    Tên của tôi là Thạch Sanh. Sau đây, tôi sẽ kể lại câu chuyện về cuộc đời của mình.
    Khi tôi vừa mới ra đời thì cha mất. Ít lâu sau, mẹ cũng qua đời. Tôi trở thành đứa trẻ mồ côi. Cả gia tài của tôi chỉ có chiếc rìu của cha tôi để lại. Khi tôi lớn thì có một vị thiên thần dạy cho tôi đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.
    Một người hàng rượu tên là Lí Thông đi qua chỗ tôi. Anh ta gợi chuyện và nói kết nghĩa anh em với tôi. Mồ côi cha mẹ nên khi Lí Thông nói muốn kết nghĩa anh em với tôi, tôi vui vẻ nhận lời. Tôi đến nhà ở với Lí Thông và mẹ của anh ta.
    Lần nọ, tôi thấy mâm cơm có rất nhiều thức ăn ngon. Chưa hiểu nhà có việc gì thì anh Lí Thông nói với tôi:
    – Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về
    Tôi chẳng nghi ngờ mà nhận lời. Đến nửa đêm, tôi đang lim dim mắt thì một con chằn tinh hiện ra. Nó nhe răng, giơ vuốt định vồ lấy tôi. Tôi nhanh tay vớ lấy búa đánh lại. Chằn tinh hóa phép, thoắt biến, thoắt hiện. Tôi không nao núng, dùng nhiều võ thuật đánh con quái vật. Cuối cùng, tôi giết được chằn tinh. Chằn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ. Nó chết để lại bên mình bộ cung tên bằng vàng. Tôi chặt đầu quái vật và nhặt bộ cung tên bằng vàng rồi xách đầu quái vật về nhà. Tôi gọi cửa mãi anh Lí Thông mới ra mở cửa. Không hiểu sao mẹ con anh Lí Thông cứ van lạy tôi rối rít.
    Khi vào nhà, tôi kể đầu đuôi câu chuyện. Nghe xong, anh Lí Thông nói với tôi:
    – Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn đi ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.
    Tôi tin rồi trở về túp lều dưới gốc đa ngày nào. Tôi lại sống bằng nghề kiếm củi. Có hôm, tôi đang ngồi dưới gốc đa thì nghe tiếng la hét trên cao. Ngước nhìn, tôi giật mình vì thấy một con đại bàng khổng lồ đang quắp một cô gái. Không do dự, tôi rút tên bắn vào cánh con đại bàng. Nó không chết, chỉ bị thương thôi. Lần theo dấu máu. tôi đến tận hang đại bàng trú ngụ. Tôi định xuống hang cứu cô gái nhưng hang quá sâu. Nghĩ rằng, con đại bàng cần phải trị thương, chưa làm gì được cô gái nên tôi trở về nhà, nhờ Lí Thông giúp đỡ.
    Tôi nghe dân làng nói Lí Thông đang làm quan, hắn mở hội mười ngày ngay gần làng. Hôm đó là ngày cuối cùng. Tôi đến hội, gặp hắn, tôi kể hết mọi chuyện. Lí Thông mừng quýnh lên, hắn nói cho tôi biết, cô gái bị đại bàng quắp chính là công chúa. Tôi đề nghị được đi cứu công chúa cùng hắn.
    Đến nơi, hắn và bọn lính sợ chết nên không dám xuống. Tôi liến bào hắn ở trên, giữ dây thừng để tôi trèo xuống hang. Cứu được công chúa lên, Lí Thông cho người lấp cửa hang lại. Biết mình bị lừa, tôi liền tìm cách khác. Khi đi sâu vào trong hang, tôi vô tình cứu được con trai của vua thủy tề. Sau đó được vị vua này ban cho cây đàn thần. Tôi mang theo đàn thần trở về túp lều của mình.
    Nhưng tôi bị vu oan là mang tội ăn cắp. Ở trong ngục, tôi lấy cây đàn ra đánh thì được nhà vua cho vào diện kiến. Tôi nói rõ sự tình cho vua nghe. Lí Thông bị trừng trị. Còn tôi được lấy công chúa.
    bài 2: hãy đóng vai nhân vật em bé thông minh để kể lại câu chuyện
    Ngày xưa, mỗi khi nhà vua muốn tìm người tài giỏi ra giúp nước thường cử các quan đi vào các làng xóm, cho giao mõ kén người tài, như trường hợp Thánh Gióng.
    Khi phát hiện được nhân tài rồi, nhà vua và triều đình còn tìm cách thử thách thêm nữa. Sự thử thách có khi là chữ nghĩa, cũng có khi chỉ là vấn đề cần đến sự hiểu biết của trí thông minh.
    Trường hợp tôi trên đây là thử tài bằng cách tìm khiếu thông minh. Khi viên quan hỏi cha mẹ tôi: “một ngày cày được mấy đường” có ai đếm đường cày làm gì, cho nên người cha tôi không trả lời được, nhưng tôi thì biết cách trả lời thông minh: “Ngựa của ông đi một ngày mấy bước thì tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi ngày cày được mấy đường”.
    Thế là viên quan mừng quá nên về tâu với vua. Vua cũng mừng nhưng để thử lại trí thông minh một lần nữa, nhà vua bắt dân làng làm một việc trái ngược với thực tế, nghĩa là làm cái việc theo cách thức dân dã, tự nhiên thì không làm được, mà phải đối đầu với nhà vua bằng trí tuệ. Vì vậy khi vua giao cho dân làng tôi: “Ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh làm sao nuôi ba con trâu ấy thành chín con, hẹn năm sau phải nộp đủ, nếu không thì cả làng chịu tội”
    Được lệnh ấy dân làng lo lắng, họp bàn nhiều lần mà vẫn không sao giải quyết được. Thấy thế tôi bảo cha: “Cứ đem hai thúng gạo nếp và hai con trâu mà “đánh chén” cho sướng, còn một thúng gạo và một con trâu làm lộ phí để con vào kinh giải quyết.” Lúc đầu cha và dân trong làng sợ không dám làm. Nhưng khi nhớ lại cái thông minh của tôi khi đối đáp với viên quan ngoài đồng, người cha yên tâm làm theo ý tôi, cả làng ăn khao.
    Đến hoàng cung, tôi khóc lóc om sòm. Vua cho người gọi vào hỏi rõ sự tình. Tôi mới bảo rằng cha không chịu đẻ em bé cho mình có bạn. Nhà vua bật cười nói rằng muốn có em bé thì phải lấy vợ khác cho cha. Tôi liền mượn cớ hỏi lại vua vậy vì sao lại bắt làng nuôi trâu đực đẻ con. Vua thừa nhận mình muốn thử thách dân làng, rồi ban thưởng hậu hĩnh cho hai cha con tôi,bỗng dưng lúc đó tôi thấy mik thật đẳng cấp.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới