Bài 1.Trong đoạn thơ sau: Còi máy gọi bến tàu hầm mỏ Hòn Gai kêu Đất Đỏ đấu tranh Áo nâu liền với áo xanh N

Bài 1.Trong đoạn thơ sau:
Còi máy gọi bến tàu hầm mỏ
Hòn Gai kêu Đất Đỏ đấu tranh
Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.
~ Tố Hữu ~
a) Trong đoạn thơ trên , tác giả đã sử dụng những từ ngữ nào để làm phép hoán dụ ?
b) Phép hoán dụ ở đây nhằm chỉ đối tượng nào ?
c) Tác dụng của các phép hoán dụ trong đoạn thơ.
Bài 2. Tìm hoán dụ trong những câu sau và cho biết chúng thuộc kiểu hoán dụ gì?
a) Tay ta, tay búa, tay cày
Tay gươm, tay bút dựng xây nước nhà.
b) Đứng lên thân cỏ thân rơm
Búa liềm không sợ súng gươm bạo tàn

2 bình luận về “Bài 1.Trong đoạn thơ sau: Còi máy gọi bến tàu hầm mỏ Hòn Gai kêu Đất Đỏ đấu tranh Áo nâu liền với áo xanh N”

  1. $\textit{ Bài 1.}$
    Còi máy gọi bến tàu hầm mỏ
    Hòn Gai kêu Đất Đỏ đấu tranh
    Áo nâu liền với áo xanh
    Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.
    a) Trong đoạn thơ trên, tác giả dùng những từ ngữ để hoán dụ là: áp nâu, áo xanh
    b) Phép hoán dụ ở đây nhằm chỉ đối tượng: người dân ở nông thôn( áo nâu), người công nhân lao động ở thành thị( áo xanh)
    c) Tác dụng của phép hoán dụ: giúp hình ảnh câu thơ trên nên giàu tính biểu cảm, đồng thời thể hiện sự trân trọng của tác giả với những người dân lao động cực nhọc đang đứng lên đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
    $\textit{ Bài 2.}$
    a) Tay ta, tay búa, tay cày
    Tay gươm, tay bút dựng xây nước nhà.
    ->Hoán dụ: tay gươm, tay bút, tay ta, tay búa, tay cày
    => Kiểu hoán dụ: Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
    b)
    Đứng lên thân cỏ thân rơm
    Búa liềm không sợ súng gươm bạo tàn
    ->Hoán dụ: thân cỏ, thân rơm, búa liềm, súng gươm
    => Kiểu hoán dụ: Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

    Trả lời
  2. 1. 
    a. Từ ngữ: áo nâu, áo xanh
    b. Phép hoán dụ:
    – áo nâu chỉ người nông dân
    – áo xanh chỉ những người công nhân
    c. Phép hoán dụ nhằm làm tăng tính biểu tượng, tính gợi hình của hình ảnh, nhấn mạnh mối quan hệ gắn bó của nhân dân với nhau
    2.
    a. Phép hoán dụ tay búa – người công nhân, tay cày – nông dân, tay gươm – người lính, tay bút – trí thức
    -> phép hoán dụ lấy vất chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
    b. Phép hoán dụ thân cỏ thân rơm – những người dân bị áp bức, búa liềm – người giác ngộ lí tưởng Đảng Cộng sản
    -> lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới