Bài 2. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu trong đoạn văn dưới đây Sông nằm uốn khúc giữa làng rồi chạy d

Bài 2. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu trong đoạn văn dưới đây
Sông nằm uốn khúc giữa làng rồi chạy dài bất tận những hàng tre xanh
chạy dọc theo bờ sông chiều chiều khi ánh hoàng hôn buông xuống em lại ra sông
hóng mát trong sự yên lặng của dòng sông em nghe rõ cả tiếng thì thào của hàng tre
xanh và lòng em trở nên thảnh thơi trong sáng vô cùng.

2 bình luận về “Bài 2. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu trong đoạn văn dưới đây Sông nằm uốn khúc giữa làng rồi chạy d”

  1. Sông nằm uốn khúc giữa làng rồi chạy dài bất tận.
    + Chủ ngữ : Sông
    + Vị ngữ 1 : nằm uốn khúc
    + Trạng ngữ : giữa làng
    + Vị ngữ 2 : chạy dài bất tận.
    => Câu đơn (vì có 1 cụm C-V tạo thành)
    ———————————————————
    Những hàng tre xanh chạy dọc theo bờ sông .
    + Chủ ngữ : Những hàng tre xanh
    + Vị ngữ : chạy dọc
    + Trạng ngữ : theo bờ sông
    => Câu đơn (vì có 1 cụm C-V tạo thành)
    ———————————————————
    Chiều chiều, khi ánh hoàng hôn buông xuống, em lại ra sông hóng mát.
    + Trạng ngữ : Chiều chiều, khi ánh hoàng hôn buông xuống
    + Chủ ngữ : em
    + Vị ngữ : lại ra sông hóng mát.
    => Câu đơn (vì có 1 cụm C-V tạo thành)
    ———————————————————
    Trong sự yên lặng của dòng sông, em nghe rõ cả tiếng thì thào của hàng tre xanh và lòng em trở nên thảnh thơi trong sáng vô cùng.
    + Trạng ngữ : Trong sự yên lặng của dòng sông
    + Chủ ngữ 1 : em
    + Vị ngữ 1 : nghe rõ cả tiếng thì thào của hàng tre xanh
    + Chủ ngữ 2 : lòng em
    + Vị ngữ 2 : trở nên thảnh thơi trong sáng vô cùng.
    => Câu ghép (vì có 2 cụm C-V tạo thành)

    Trả lời
  2. 1.Sông / nằm uốn khúc giữa làng// rồi chạy dài
    CN         VN1                                              VN2
    bất tận.
    ————————–
    2.Những hàng tre xanh /chạy dọc theo bờ sông .
    CN                                               VN
    ————————-
    3.Chiều chiều, /khi ánh hoàng hôn buông
              TN1                             TN2
    xuống,/
    em/ lại ra sông hóng mát.
    CN.         VN
    ———————–
    4.Trong sự yên lặng của dòng sông, /em
                   TN.                                              CN1 
    nghe rõ cả tiếng thì thào của hàng tre xanh và 
                        VN1
    lòng em   // trở nên thảnh thơi,/ trong sáng vô
    CN2               VN2.                                     VN3
    cùng.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới