Bài tập 6: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ và hiệu quả diễn đạt của nó. a. Tiếng suối trong như tiếng hát

Bài tập 6:
Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ và hiệu quả diễn đạt của nó.
a. Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
( Cảnh khuya – Hồ Chí Minh)
b. Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ
( Tiếng gà trưa Xuân Quỳnh)
Bài tập 7:
Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu văn sau và nêu tác dụng:
a. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hét lại đầy.
b. Chim bay mãi, bay mãi, qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả.

1 bình luận về “Bài tập 6: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ và hiệu quả diễn đạt của nó. a. Tiếng suối trong như tiếng hát”

  1. Bài 6: 
    a. Biện pháp tu từ: Điệp ngữ “lồng”
    -> Nhấn mạnh vẻ đẹp hòa quyện, gắn bó, khăng khít của trăng và hoa trong khung cảnh thiên nhiên thơ mộng.
    Tạo nhịp điệu, tiết tấu cho bài thơ.
    + So sánh “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”
    -> Khẳng định vẻ đẹp của tiếng suối, trong trẻo, ngân vang như ai đang hát. 
    Tình cảm yêu thiên nhiên của nhà thơ.
    Gợi hình, gợi cảm, sinh động.
    b. Điệp ngữ “Vì” và liệt kê “Vì lòng yêu Tổ quốc /Vì xóm làng thân thuộc /Bà ơi cũng vì bà/ Vì tiếng gà cục tác”
    -> Nhấn mạnh tình cảm của cháu dành cho bà, cho Tổ quốc, cho xóm làng, cho cả những gì thân thuộc nhất với cháu. Gợi lại kỉ niệm xưa cũ khiến cháu nhớ mãi không quên.
    Bài 7:
    a.Điệp “ăn mãi”
    -> Nhấn mạnh sự kì diệu của chiếc niêu thần. Cho thấy sức mạnh của dân tộc ta.
    b.Điệp “bay mãi”, “hết”
    -> Nhấn mạnh sự bao la, bát ngát của thiên nhiên, đất trời.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới