Bài tập: Trao đổi vấn đề: Chơi game chỉ có tác hại đúng hay sai? Vì sao? Ai giúp mk hứa cho 5* + ctlhn mong các bạn giúp m

Bài tập: Trao đổi vấn đề: Chơi game chỉ có tác hại đúng hay sai? Vì sao?
Ai giúp mk hứa cho 5* + ctlhn mong các bạn giúp mk ạ

2 bình luận về “Bài tập: Trao đổi vấn đề: Chơi game chỉ có tác hại đúng hay sai? Vì sao? Ai giúp mk hứa cho 5* + ctlhn mong các bạn giúp m”

  1. “chơi game chỉ có tác hại. Đúng hay sai?” Đây là 1 vấn đề được đặt ra và vẫn chưa có cau trả lời xác định. Nhưng đa phần, mọi người đều chỉ nhìn về cái tiêu cực của game và ít chú ý đến mặt khác của điện tử. Ý kiến về chơi game có hại cũng ko hẳn là sai hoàn toàn. Vì chơi game nhiều làm chúng ta bị thu hút, có những người chơi quá 180 phút làm quên ăn, quên ngủ và chỉ “chăm” cày game. Việc này sẽ dẫn đến nhiều tác hại. Ví dụ như : chơi nhưng khoảng cách con mắt quá gần dẫn đến viêm thị giác, thậm chí còn cận thị; nếu chơi ko ngừng nghỉ, cơ thể ta sẽ bị “nghiện”, loại “nghiện” này ko như ma túy, nhưng nó cũng nguy hiểm ko kém, nếu mà chỉ cày game mà ko quan tâm đến những việc khác như là quên ăn, quên ngủ, lười học; … Còn loại game ko đúng độ tuổi thì hoàn toàn gây hại về suy nghĩ. Nhưng tôi xin nói 1 điều, đó là do những người đấy chơi quá nhiều và luôn chơi trội về tuổi tác ! Về mặt khác, game cũng có chút lợi ( nếu chơi ít ). Nó giúp ta giải trí sau những giờ học, làm việc căng thẳng. Nói cách khác, ta có thể nạp tiếp năng lượng. Nếu ko có game, thì cũng hơi buồn chán và nỗi mệt mỏi khó xua đi. Vì con người thời 4.0 ko còn chơi những trò dân gian tao nhã như trước. Vậy ta kết luận rằng, ý kiến trên ko đúng, mà cũng ko sai.

    Trả lời
  2. Trò chơi điện tử (Game online) là một dạng giải trí đối với con người sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng, mệt mỏi. Nó được sáng tạo ra bởi những người am hiểu công nghệ, có sự sáng tạo và đầu óc tưởng tượng phong phú. Một số loại game phổ biến được nhiều người yêu thích là fire free,ff, lủa chùa,lửa miển phí..v.v
    Hiện nay, có một thực trạng đáng báo động là nhiều người rơi vào tình trạng “nghiện game online”, đặc biệt là học sinh. Họ mải chơi game đến quên ăn, mất ngủ và bỏ bê việc học hành. Điều đó đã để lại nhiều tác hại to lớn như ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như thành tích học tập. Ngoài ra, chơi game còn tiêu tốn nhiều tiền bạc, của cải. Để có tiền chơi game, nhiều thói hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như: nói dối, trộm cắp, lừa lọc… Nhiều trò chơi có những hình ảnh bạo lực làm ảnh hưởng đến tâm lí của người chơi.
    Nhưng game không chỉ có những tác hại, mà còn đem lại nhiều lợi ích. Chơi game giúp con người có thể thư giãn sau những giờ học tập mệt mỏi, căng thẳng. Không chỉ vậy, nhiều loại game còn giúp người chơi chơi rèn luyện tư duy, cung cấp những kiến thức xã hội như: Ai là triệu phú, Trò chơi ô chữ… Hiện nay, game còn trở thành một bộ môn được đưa vào giảng dạy, học tập và đưa vào tổ chức thi đấu chuyên nghiệp – đây là một trong những lợi ích tích cực nhất của game.
    Mặc dù vậy, chúng ta cần phải hiểu được rằng, chơi game vẫn có nhiều tác hại hơn lợi ích. Việc chơi game một cách khoa học, tránh để dẫn tới tình trạng “nghiện game” quả là một khó khăn. Mỗi gia đình và nhà trường cần có sự quan tâm kịp thời đến con cái, học sinh của mình. Bản thân chúng ta cũng cần ý thức được tác hại và ích lợi của việc chơi game, xác định được nhiệm vụ chính là học tập nâng cao kiến thức, trau dồi kỹ năng và đạo đức để tương lai trở thành những người có ích cho xã hội.
    Như vậy, chơi game vừa có lợi ích, vừa có tác hại. Mỗi người cần hiểu được điều đó để có những hành động đúng đắn, tránh làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới