Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm Thương nhau tre chẳng ở riêng Lũy thành từ đó mà nên hỡi người

Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người
Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con
(Tre Việt Nam_ Nguyễn Duy)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Thể thơ lục bát
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?
Câu 3: Tìm dòng thơ thể hiện sự gắn bó, che chở nhau của cây tre?
Câu 4: Chỉ ra biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng ở trong đoạn thơ và nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó?
Câu 5: Hình ảnh cây tre: Lưng trần phơi nắng phơi sương/Có manh áo cộc tre nhường cho con gợi cho em điều gì?
HELP MÌNH VỚI Ạ BÀI NÀY KHÓ QUÁ MÌNH KO LÀM DC MÌNH CẦN GẤP LẮM Ạ

2 bình luận về “Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm Thương nhau tre chẳng ở riêng Lũy thành từ đó mà nên hỡi người”

  1. @dunghuu22@
    Mik Gửi .
    ___________________Chúc Bn Học Tốt__________________
    Câu 1:
    Đoạn thơ trên sử dụng : thể thơ lục bát
    Câu 2 :
    Phương thức biểu đạt : tự sự
    Câu 3:
    Câu thơ thể hiện dự gắn bó, che chở nhau của cây tre :
    – ” Bão bùng thân bọc lấy thân
    Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm “
    – ” Thương nhau tre chẳng ở riêng
    Lũy thành từ đó mà nên hỡi người”
    -“Lưng trần phơi nắng phơi sương
    Có manh áo cộc tre nhường cho con”
    Câu 4:
    * Biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn thơ trên : nhân hóa , so ánh.
    * Tác dụng của biện pháp tu từ: 
    – Câu thơ thêm sinh động, gợi hình, gợi tả, gợi cảm
    – Khiến mọi sự vật trong bài trở nên có hồn hơn, mang tính cách và hoạt động của con người.
    Câu 5:
    Gợi cho em : Hình cây tre dùng lưng mình che chắn cho măng giống như người mẹ che chắn cho con mình khỏi giông bão của cuộc đời . 

    Trả lời
  2. Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát.
    Câu 2: Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
    Câu 3: Dòng thơ thể hiện sự gắn bó, che chở nhau của cây tre: “Thương nhau tre chẳng ở riêng/ Lũy thành từ đó mà nên hỡi người “
    Câu 4
    – Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng ở trong đoạn thơ: nhân hóa, so sánh
    – Tác dụng:
    + Giúp câu thơ thêm sinh động, gợi hình, gợi tả, gợi cảm
    + Sự vật trở nên có hồn hơn, mang sắc thái, dáng vóc của con người.
    + Qua việc khắc họa hình ảnh cây tre, tác giả đã bộc lộ, đặc tả những phẩm chất vốn có của con người Việt Nam.
    Câu 5: Hình ảnh cây tre trong hai câu thơ đã thể hiện, khắc họa hình ảnh người mẹ tần tảo, chịu thương chịu khó vì con. Đây cũng chính là điểm độc đáo đồng thời cũng chính là sự sáng tạo của nhà thơ. Mượn hình ảnh cây tre cùng thủ pháp nhân hóa, tác giả không chỉ khiến cây tre trở nên có hồn hơn, mang sắc thái như con người vừa ẩn hiện lấp ló đằng sau hình ảnh cây tre ấy chính là hình ảnh người mẹ lam lũ, chịu thương chịu khó, dãi dầm mưa nắm. Không quản ngại khó khăn để kiếm miếng cơm manh áo nuôi con. Qua đó, tác giả cũng thể hiện tình yêu bao la đối với những người mẹ Việt Nam anh hùng.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới