Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh ni

Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm[1] bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn[2], bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ[3] lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng
Câu 1 : đoạn văn trên thuộc thể loại nào ?
Câu 2 : Nhân vật được miêu tả theo trình tự nào
Câu 3 : Tìm 4 từ láy
Câu 4 :hỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ trong câu sau :
Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.

2 bình luận về “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh ni”

  1. 1. Thể loại truyện đồng thoại
    2. Trình tự từ dưới lên trên, từ khái quát đến cụ thể
    3. phanh phách, hủn hoẳn, runh rinh, ngoàm ngoạp
    4. Phép so sánh “hai cái răng đen.. như hai lưỡi liềm máy” nhằm nhấn mạnh sự sắc bén, sức mjanh hàm răng Dế Mèn, tạo sự liên tưởng cho người đọc

    Trả lời
  2. $\textit{ Câu 1.}$
    -Đoạn văn trên thuộc thể loại: Đoạn văn diễn dịch (Có câu chủ đề)
    Giải thích: 
    +Câu chủ đề: Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
    +Những câu tiếp theo là luận điểm làm sáng tỏ, bổ sung và triển khai cụ thể ý của câu chủ đề
    $\textit{ Câu 2.}$
    Nhân vật được miêu tả theo trình tự: từ khái quát đến cụ thể
    $\textit{ Câu 3.}$
    ->Bốn từ láy được sử dụng trong đoạn văn:
    +phanh phách( Từ ghép đẳng lập)
    +hủn hoẳn( Từ ghép đẳng lập)
    +ngoàm ngoạp( Từ ghép đẳng lập)
    +rung rinh( Từ ghép đẳng lập)
    $\textit{ Câu 4.}$
    Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
    Biện pháp tu từ: so sánh
    +Sự vật, sự việc được so sánh: Hai cái răng
    +Sự vật, sự việc so sánh: hai lưỡi liềm máy làm việc
    +Phương diện so sánh: đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp
    +Phép so sánh: so sánh ngang bằng
    +Từ ngữ so sánh: như
    => Tác dụng: tăng giá trị miêu tả, gây ấn tượng mạnh với người đọc, người nghe, khắc họa hình ảnh nhân vật Dế Mèn khỏe khoăn, sự sắc bén của hàm răng.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới