* Truyện dân gian : truyện truyền thuyết; truyện cổ tích; truyện ngụ ngôn; truyện cười.
1. Truyền thuyết : Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
Nghệ thuật : thường sử dụng yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo, hư cấu, hoang đường.
Các truyện đã học: Thánh Gióng; Con Rồng cháu Tiên; Sơn Tinh Thủy Tinh
2. Truyện cổ tích :
– Khái niệm truyện cổ tích: Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc:
Nhân vật bất hạnh (như: người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí…)
Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ.
Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch.
Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, tính cách như con người)
Truyện thường mang yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân về cái thiện chiến thắng cái ác, cái tốt thay thế cái xấu, ước mơ về ấm no, hạnh phúc. Truyện thấm đậm triết lí ở hiền gặp lành.
– Các chuyện đã học : Thạch Sach; Sọ Dừa; Mai An Tiêm; Cây khế.
3. Truyện ngụ ngôn :
– Khái niệm : Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn vần hoặc văn xuôi, mượn chuyện loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người
Các truyện đã học : Thầy bói xem voi; Đeo nhạc cho mèo; Ếch ngồi đáy giếng.
4. Truyện cười :
– Khái niệm : là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ta tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
Các truyện đã học : Lợn cưới áo mới; Treo biển
* Truyện trung đại : Truyện pha tính chất kí, có nhân vật, có cốt truyện, thường sử dụng những chi tiết chân thực lấy từ cuộc sống và có sử dụng những chi tiết kỳ lạ, hoang đường.
Các truyện đã học : Con hổ có nghĩa; Mẹ hiền dạy con; Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.
* Văn thơ hiện đại : Các tác phẩm ra đời từ sau năm 1900 đến nay
Các tác phẩm đã học : Dế Mèn phiêu lưu ký; Sông nước Cà Mau; Bức tranh của em gái tôi; Buổi học cuối cùng; Cô Tô; Cây tre Việt Nam; Lao xao; Lòng yêu nước; Lượm; Mưa; Đêm nay Bác không ngủ.
4. Văn bản nhật dụng : Là các bài viết về các chủ đề : danh lam thắng cảnh; Di tích lịch sử; văn học giáo dục.
Các tác phẩm đã học : Động Phong Nha; Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử.
5. Lí luận văn học : không có bài học riêng.
Có các nội dung : Sơ lược về văn bản và văn bản văn học, sơ lược về một số loại truyện dân gian, truyện trung đại; truyện và kí hiện đại; khái niệm ngôi kể – cốt truyện – chi tiết – nhân vật
2 bình luận về “các kiến thức cần nhớ lớp 6 lên 7 môn văn”