Câu 1: Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về những vấn đề về văn bản bánh chưng bánh giầy, sọ dừa. Câu 2: Viết bài vă

Câu 1: Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về những vấn đề về văn bản bánh chưng bánh giầy, sọ dừa.
Câu 2: Viết bài văn thuyết minh về một sự kiện.

2 bình luận về “Câu 1: Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về những vấn đề về văn bản bánh chưng bánh giầy, sọ dừa. Câu 2: Viết bài vă”

  1. Câu1
    Trong truyện cổ dân gian bánh chưng bánh giầy, sọ dừa., sự xuất hiện của  đã tạo nên yếu tố hoang đường, kì ảo. Những nhân vật siêu nhiên ấy nhằm giúp đỡ, độ trì người nghèo, bênh vực kẻ yếu, ban phép lạ cho người tốt, trừng phạt bọn xấu xa, gian ác trong cuộc đời. Đó là những nhân vật đại diện cho tư tưởng công bằng của nhân dân. Truyện cổ “Sự tích bánh chưng, bánh giầy” cũng có nhân vật Thần. Thần xuất hiện trong giấc mộng, mách bảo cho Lang Liêu làm bánh để lễ Tiên Vương. Truyện kể rằng: “Nhờ có Thần mách bảo mà Lang Liêu mới được nối ngôi vua”. Tuy chưa đúng hoàn toàn, nhưng chi tiết thần linh cũng phần nào thể hiện khát vọng đổi đời và công bằng của nhân dân ta. Có thể nói, một phần nhờ vào yếu tố thần kỳ mà truyện đã biểu lộ được vẻ đẹp của hương vị đất nước, hương vị Tết cổ truyền dân tộc rất đậm đà, nhân văn. Và đó chính là bản sắc, tư tưởng tốt đẹp của nền văn hóa, nền văn hiến Việt Nam. 
    Câu 2 
    Một trong những lễ hội mà tôi đã có dịp chứng kiến là lễ hội đấu vật. Đó là một trong những nét văn hóa tiêu biểu của quê hương tôi.
    Lễ hội đấu vật ở quê tôi thường được tổ chức vào mùng 6 tháng Giêng âm lịch. Các vòng loại sẽ lựa chọn ra năm đô vật mạnh nhất đại diện cho thôn bước vào trận chung kết.
    Trận đấu diễn ra vô cùng gay cấn và hấp dẫn. Sau khi hai đô vật chào hỏi khán giả, trọng tài thổi còi ra hiệu trận đấu bắt đầu. Hai đô vật cởi trần, mặc một chiếc quần đùi, tay buộc một chiếc khăn khác màu sắc để phân biệt. Cả hai đô vật cúi người, nắm vào bắp tay của nhau tạo thành thế đấu vật. Họ di chuyển trên sàn để thăm do đối phương. Đô vật nào cũng ra sức vật ngã đối phương trong tiếng hò hét cổ vũ của người xem. Phía trên sân khấu, có một người đang đánh trống. Nhịp trống dồn dập khiến không khí càng thêm sôi động. Còn khán giả thì cũng hò reo cổ vũ nhiệt tình. Mười phút thi đấu diễn ra thật căng thẳng.
    Khi ban tổ chức thông báo bắt đầu cuộc thi, cả hai bước vào sân cúi chào khán giả. Trọng tài thổi còi và phất cờ ra hiệu trận đấu bắt đầu. Hai đô vật dùng đôi tay chắc khỏe của mình ra múa khởi động. Đôi chân không ngừng giậm nhảy, lùi trước lùi sau để thăm dò đối thủ. Hai đô vật đã tiến sát lại gần nhau, hai tay giữ vào vai đối thủ. Thân hình của họ trông thật dũng mãnh. Còn gương mặt thì đã nhễ nhại mồ hôi. Thoắt cái, đô vật khăn xanh đã vật ngã được đối thủ xuống đất bằng một thế đòn hiểm. Trọng tài ra hiệu thời gian để chờ đô vật khăn đỏ đứng dậy. “Ba… hai… một… Hết giờ!” – đô vật khăn đỏ vẫn nằm dưới sàn nhà. Lúc đó, chiến thắng sẽ thuộc về đô vật khăn xanh. Mỗi một trận đấu vật đều diễn ra sôi nổi, hấp dẫn.
    Các trận đấu vật để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc. Tôi cảm thấy yêu mến và tự hào về những con người của quê hương mình. Họ không chỉ khỏe khoắn, mạnh mẽ mà còn đầy tinh thần thượng võ.

    Trả lời
  2. C1 Trong truyện cổ dân gian, sự xuất hiện của Thần, Tiên, Bụt, Phật đã tạo nên yếu tố hoang đường, yếu tố kì diệu. Những nhân vật siêu nhiên ấy nhằm giúp đỡ, độ trì người nghèo, bênh vực kẻ yếu, ban phép lạ cho người tốt, trừng phạt bọn xấu xa, gian ác trong cuộc đời. Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy cũng có nhân vật Thần. Thần xuất hiện trong giấc mộng, mách bảo cho Lang Liêu mới được nối ngôi Vua tuy đúng, nhưng chưa thật đầy đủ. Chưa thật đầy đủ ở điểm nào? Vì ý kiến ấy chưa đề cập đến yếu tố con người, van trò con người. Đó là Lang Liêu và nhà vua. Lang Liêu là một ông hoàng chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai . Đó là một ông hoàng giàu nhân đức, rất cần cù, sống gần dân, biết trọng nghề nông là nghề căn bản của dân tộc. Anh mồ côi mẹ, là một ông hoàng bị lép vế trong hoàng tộc nên mới được Thần hiến kế và độ trì. Việc Lang Liêu gặp Thần trong giấc mộng có ý nghĩa là Lang Liêu được lòng dân, bởi lẽ thần bảo như dân bảo.
    Lang Liêu là một con người rất sáng tạo. Thần chỉ nói về giá trị của gạo, và mách bảo Lang Liêu nên lấy gạo để làm bánh, chứ không chỉ về cách thức cụ thể làm bánh ra sao. Thế nhưng Lang Liêu đã biết lấy gạo nếp đem vo sạch, lấy đỗ xanh và thịt lợn làm nhân, lấy lá dong gói thành bánh hình vuông đem nấu chín; biết đồ gạo nếp, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn. Lang Liêu đã sử dụng nguyên liệu sẵn có của nhà nông, của quê hương xú sở, sáng tạo thành hai thứ bánh rất ngon. Anh rất xứng đáng nhận mọi phần thưởng cao quý. Bánh của Lang Liêu sáng tạo nên không chỉ ngon mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu xa, tốt đẹp. Bánh giầy tượng trung cho Trời, bánh chưng tượng trưng cho Đất. Thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài. Có thể nói đó là sự hòa hợp giữa con người với đất trời, thiên nhiên tạo vật. Lá dong bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Vua Hùng qua chiếc bánh chưng xanh gói bằng lá dong mà nêu cao bài học thương yêu đòan kết. Nhà vua ngẫm nhắc các hoàng tử và quân thần bài học giữ nước. Bánh chưng, bánh giầy với biểu tượng cao quý ấy đã thể hiện cái tâm cái tài, nhất là lòng trung hiếu của Lang Liêu. Lang Liêu đã làm vừa ý vua cha, xứng đáng được vua Hùng truyền ngôi báu, có Tiên vương chứng giám.
    Truyền thuyết này đã giải thích nguồn gốc và tính nhân văn của bánh chưng, bánh giầy. Truyện bộc lộ niềm tự hào về một nét đẹp truyền thống của đất nước ta với hương vị Tết cổ truyền rất đậm đà. Và đó chính là bản sắc tốt đẹp của nền văn hóa, nền văn hóa Việt Nam.
    Sâu xa hơn nữa, truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy còn thể hiện ý thức lấy nước, lấy dân làm gốc, coi trọng nghề nông, quý hạt gạo, biết ơn tổ tiên, kính Trời Đất với tất cả tấm lòng hồn hậu, chân thành của con người Việt Nam chúng ta.
    C2 Ngày mồng 10 tháng 3 Âm Lịch, em được cùng bố mẹ đến Phú Thọ, tham gia lễ hội Đền Hùng.
    Đây là ngày hội vô cùng lớn của nước ta, được tổ chức với quy mô lớn và rất nhiều người tham dự. Tất cả mọi người đến đây với lòng thành kính, biết ơn dành cho các Vua Hùng – những người đã có công dựng nước.
    Từ khắp nơi, dòng người náo nức đổ về Đền Hùng. Họ mặc những bộ trang phục truyền thống, lịch sự, mang theo các mâm lễ cúng để thắp hương tưởng nhớ các vị vua vĩ đại. Gia đình em cũng thế. Bố và mẹ cùng nhau bưng mâm lễ gồm gà, xôi và hương, còn em thì ôm túi của mẹ đi sát hai người. Đường lên đền là những bậc thang dài, nhưng chẳng ai than vãn gì cả. Dòng người đến tham gia lễ hội đông đúc vô cùng, nên cứ phải đi từng bước một.
    Xung quanh đền, là rừng núi bao la hùng vĩ. Sau phần lễ, mọi người thường cùng nhau tham quan và chụp ảnh kỉ niệm. Cùng với đó, còn có thể tham gia các hội tổ chức ở chân đền. Các hoạt động văn hóa ấy giúp lễ hội bớt phần buồn tẻ, đồng thời tạo sức hấp dẫn để thu hút thêm khách du lịch đến đây.
    Lễ hội Đền Hùng thực sự là một ngày hội ý nghĩa. Vừa thể hiện được truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, vừa thắt chặt tình đoàn kết của mọi người.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới