CÂU CHUYỆN VỀ CHIẾC BÌNH NỨT Hồi ấy có một người gánh nước, mang hai chiếc bình ở hai đầu một cái đòn gánh trên vai. Một tron

CÂU CHUYỆN VỀ CHIẾC BÌNH NỨT
Hồi ấy có một người gánh nước, mang hai chiếc bình ở hai đầu một cái đòn gánh trên vai. Một trong hai bình ấy bị vết nứt, còn bình kia thì tuyệt hảo, luôn mang về đầy một bình nước. Cuối đoạn đường dài, từ con suối về nhà, chiếc bình nứt lúc nào cũng chỉ còn một nửa bình nước. Suốt hai năm tròn, ngày nào cũng vậy, người gánh nước chỉ mang về có một bình rưỡi nước.
Dĩ nhiên, cái bình nguyên vẹn rất tự hào về thành tích của nó. Nó luôn hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ mà nó được tạo ra. Còn tội nghiệp chiếc bình nứt, nó xấu hổ về khuyết điểm của mình, nó khổ sở vì chỉ hoàn tất được một nửa công việc mà nó phải làm. Trong hai năm, nó phải chịu đựng cái mà nó cho là thất bại chua cay.
Một ngày nọ, chiếc bình nứt bèn lên tiếng với người gánh nước bên bờ suối: “Con thật là xấu hổ vì vết nứt bên hông làm rỉ mất nước suốt dọc đường đi về nhà bác”. Người gánh nước trả lời: “Con không để ý thấy chỉ có hoa mọc bên đường phía của con à? Đó là vì ta luôn biết khiếm khuyết của con nên đã gieo hạt hoa dọc đường bên phía của con và mỗi ngày đi về con đã tưới nước cho chúng…. Hai năm nay, ta vẫn hái được nhiều hoa đẹp để trên bàn. Nếu mà con không phải là con như thế này, thì trong nhà đâu thường xuyên có hoa đẹp để thưởng thức như vậy”.
Chiếc bình nứt bừng tỉnh. Nó biết rằng: từ hôm nay, mỗi ngày mới trên con đường này sẽ luôn mang đến cùng niềm vui, hạnh phúc.
(Trích “Hạt giống tâm hồn”)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là:
Câu 2. Xác định và nêu ý nghĩa của trạng ngữ trong câu văn sau:
Suốt hai năm tròn, ngày nào cũng vậy, người gánh nước chỉ mang về có một bình rưỡi nước.
Câu 3. Câu văn: “Một ngày nọ, chiếc bình nứt bèn lên tiếng với người gánh nước bên bờ suối: “Con thật là xấu hổ vì vết nứt bên hông làm rỉ mất nước suốt dọc đường đi về nhà bác.” sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật tu từ đó ?
Câu 4. Nêu nhận xét của em về cách ứng xử của người gánh nước với chiếc bình nứt.

2 bình luận về “CÂU CHUYỆN VỀ CHIẾC BÌNH NỨT Hồi ấy có một người gánh nước, mang hai chiếc bình ở hai đầu một cái đòn gánh trên vai. Một tron”

  1. Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là: Tự sự
    Câu 2. Xác định và nêu ý nghĩa của trạng ngữ trong câu văn sau:
    Suốt hai năm tròn, ngày nào cũng vậy, người gánh nước chỉ
    mang về có một bình rưỡi nước.
    Biện pháp tu từ: Ẩn dụ : Hình ảnh chiếc bình nứt
    Câu 3. Câu văn: “Một ngày nọ, chiếc bình nứt bèn lên tiếng với người gánh nước bên bờ suối: “Con thật là xấu hổ vì vết nứt bên hông làm rỉ mất nước suốt dọc đường đi về nhà bác.” sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật tu từ đó ?
    Biện pháp tu từ trong câu văn là: Nhân hóa
    Tác dụng của biện pháp tu từ: Để làm cho câu văn sinh động hơn, làm cho chiếc bình gần gũi với con người hơn.
    Câu 4. Nêu nhận xét của em về cách ứng xử của người gánh nước với chiếc bình nứt.
    Các ứng sử cua người gánh nước với chiếc bình nứt là: Bao dung độ lượng
    Biến khiếm khuyết à Giá trị hữu dụng

    Trả lời
  2. Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là:
    + Phương thức biểu đạt: tự sự.
    – văn bản có những sự việc và sự vật tự xảy ra và và theo một cốt tích nhất định.
    Câu 2. Xác định và nêu ý nghĩa của trạng ngữ trong câu văn sau: Suốt hai năm tròn, ngày nào cũng vậy, người gánh nước chỉ mang về có một bình rưỡi nước.
    + Xác định: 
    – Trạng ngữ: suốt hai năm tròn,ngày nào cũng vậy. (Chỉ thời gian).
    – Chủ ngữ: người gánh nước.
    – Vị ngữ: chỉ mang về có một bình rưỡi nước.
    + Ý nghĩa của trạng ngữ: soạn ngữ văn làm rõ thời gian được xác định ở trong câu. Cho câu rõ ràng hơn, mạch lạc hơn và người nghe, Người đọc dễ hiểu hơn.
    Câu 3. Câu văn: “Một ngày nọ, chiếc bình nứt bèn lên tiếng với người gánh nước bên bờ suối: “Con thật là xấu hổ vì vết nứt bên hông làm rỉ mất nước suốt dọc đường đi về nhà bác.” sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật tu từ đó ?
    + Biện pháp tu từ: nhân hoá.
    – nhân hoá đồ vật “cái bình” biết “lên tiếng” nói với ông chủ.
    + Tác dụng: làm cho câu chuyện có ý nghĩa sâu sắc hơn. Cho người đọc người nghe cảm nhận được câu chuyện này có một tốp tích ý nghĩa rất sâu sắc. Làm cho câu chuyện có tính hàm súc, gợi cảm đặc biệt.
    Câu 4. Nêu nhận xét của em về cách ứng xử của người gánh nước với chiếc bình nứt.
    Người gánh nước là một người biết suy nghĩ thấu đáo. Còn chiếc bình nước thì cứ mãi tự ti vì chính bản thân mình suốt 2 năm trời. Người chủ đã biết vận dụng mọi tình huống với hoàn cảnh đang diễn ra. Cho dù chiếc bình nứt sẽ lấy bị rỉ khi trên đường đi lấy nước nhưng ông vẫn trồng rất nhiều hạt giống hoa để khi mỗi lần mà mà ông đi ngang đó thì chiếc bình nước sẽ tưới thay ông. Và mọi vật trên đời này đều có một ý nghĩa và một lợi ích riêng. Qua bài học này em hiểu được rằng, Không nên tự ti vì chính bản thân mình. Vì khi chúng ta được sinh ra thì thượng đế đã ban tặng cho chúng ta một nhiệm vụ và một ý nghĩa riêng, có ích cho cuộc sống này.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới