Chỉ rõ các từ ngữ có biện pháp tu từ so sánh và nêu tác dụng của biện pháp so sánh của 3 khổ thơ đầu bài thơ lượm. Làm đúng 2

Chỉ rõ các từ ngữ có biện pháp tu từ so sánh và nêu tác dụng của biện pháp so sánh của 3 khổ thơ đầu bài thơ lượm.
Làm đúng 2 vote 5 sao và thả tim hay nhất ko lm bừa.

2 bình luận về “Chỉ rõ các từ ngữ có biện pháp tu từ so sánh và nêu tác dụng của biện pháp so sánh của 3 khổ thơ đầu bài thơ lượm. Làm đúng 2”

  1. “Ca lô đội lệch
    Mồm huýt sáo vang
    Như con chim chích
    Nhảy trên đường vàng . . .”
    – Từ ngữ có biện pháp tu từ so sánh nằm ở khổ $3$ của bài thơ: “như” trong câu “Mồm huýt sáo vang như con chim chích”(so sánh ngang bằng)
    Tác dụng: Hình ảnh “Mồm huýt sáo vang” và phép so sánh “như con chim chích” đã làm nổi bật lên tinh thần lạc quan, yêu đời, phơi phới của chú bé Lượm. Nó rất trong sáng, hồn nhiên, phù hợp với tâm trạng của một cậu bé. Ngoài ra, câu thơ còn mang tính biểu cảm cao, làm cho hình ảnh thơ trở nên sinh động, hấp dẫn. 
    $@HannLyy$

    Trả lời
  2. – Biện pháp tu từ so sánh trong 3 khổ thơ đầu bài thơ “Lượm” là:
    “Mồm huýt sáo vang
     Như con chim chích
     Nhảy trên đường vàng.”
    ⇒ Tác dụng: Tác giả đã so sánh một cách khéo léo cụm từ “mồm huýt sáo vang” với “con chim chích nhảy trên đường vàng”. Sở dĩ so sánh như vậy là để bộc lộ sự tinh nghịch, nhanh nhẹn của chú bé liên lạc Lượm. Chú vừa đi mồm vừa huýt sáo như con chim, đôi chân thoăn thoắt và bước đi nhanh nhẹn của chú được liên tưởng như đang nhảy nên tác giả mới coi chú như “con chim chích” đang “nhảy” trên đường vàng. Qua đó, ta thấy được sự nhanh nhẹn, hồn nhiên của chú bé Lượm dù trong hoàn cảnh liên lạc khó khăn, nguy hiểm rình rập.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới