cho mik đáp án bài dự thi đại sứ văn hóa học với chủ đề khát vọng đất nước
cho mik đáp án bài dự thi đại sứ văn hóa học với chủ đề khát vọng đất nước
1 bình luận về “cho mik đáp án bài dự thi đại sứ văn hóa học với chủ đề khát vọng đất nước”
Tiếp nối khát vọng phát triển đất nước hùng cường, giàu mạnh của cha ông, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngay sau khi đất nước thống nhất năm 1975, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước, với khát vọng chiến thắng đói nghèo, lạc hậu, nhân dân đồng lòng tin theo Đảng tiến hành sự nghiệp đổi mới. Trong 35 năm đổi mới, chúng ta đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quân sự, ngoại giao… Từ một quốc gia kém phát triển, ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh và bị bao vây cấm vận, Việt Nam đã từng bước vươn lên khẳng định được vị thế, vai trò trên trường quốc tế. Những thành tựu này được bắt nguồn từ khát vọng cháy bỏng về chủ quyền quốc gia, dân tộc, khát vọng vượt qua nghèo nàn, lạc hậu hướng tới xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.
Lịch sử phát triển của các nước và Việt Nam đều cho thấy rõ vai trò quan trọng của việc khơi dậy và phát huy khát vọng phát triển đất nước trong sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Đó là cội nguồn sức mạnh nội sinh giúp các quốc gia, dân tộc vượt qua mọi khó khăn, thử thách để phát triển. Vì vậy, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã xác định rõ: “Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”(6). Như vậy, khát vọng phát triển đất nước không những là một trong những động lực quan trọng, mà Đảng còn chủ trương khơi dậy khát vọng phát triển đất nước ở một tầm cao mới: phát triển đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.
Để hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, cần lộ trình, đích đến thông qua những bước đi được dự liệu một cách khoa học, rõ ràng, với phương hướng, giải pháp phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025; Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045, hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập nước, Việt Nam trở thành một nước phát triển, thu nhập cao, nhân dân thực sự được hạnh phúc. Tuy nhiên, để trở thành quốc gia phát triển, đòi hỏi chúng ta cần không ngừng nỗ lực để xác lập cho mình một vị thế vững chắc trong khu vực và trên trường quốc tế.
Trên cơ sở tận dụng, nắm bắt được cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, để thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển nhanh, bền vững, cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:
Một là, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, tiếp tục rà soát và sửa đổi, bổ sung toàn diện hệ thống pháp luật để phục vụ chuyển đổi số, đáp ứng yêu cầu phát triển Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số.
Chính phủ cần triển khai sâu rộng với những giải pháp thiết thực, hiệu quả “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, được ban hành theo Quyết định số 749/QĐ-TTg, ngày 3-6-2020, của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng sớm hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành “Đề án phát triển kinh tế số Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã được giao trong Nghị quyết số 01/NQ-CP, ngày 1-1-2021, của Chính phủ, tạo cơ sở, định hướng xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực này.
Hai là, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội.
Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, các nền tảng số như: mạng 5G, trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big data), điện toán đám mây (Cloud Computing), Internet vạn vật (IoT), chuỗi khối (Blockchain)…; nghiên cứu về mạng 6G và điện toán lượng tử… là những công nghệ dẫn dắt trong tương lai gần. Việc phát triển nhanh các nền tảng số trên và ứng dụng rộng rãi trong chuyển đổi số là tiền đề cho nền kinh tế Việt Nam có bước phát triển nhảy vọt, thay đổi về chất, tiến nhanh hơn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trước mắt cần tập trung đầu tư phát triển mạng 5G nhanh hơn nữa, tạo cơ sở nền tảng cho việc chuyển đổi số các ngành kinh tế, các cơ quan, doanh nghiệp cũng như các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại (Trong ảnh: Trưng bày sản phẩm công nghệ tại triển lãm “Make in Viet Nam 2020 – Vibrand 2020” với chủ đề “Thương hiệu ngành công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử viễn thông Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0”)_Ảnh: TTXVN Ba là, xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực.
Chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong 5 đến 10 năm tới cần tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực để đáp ứng được những đòi hỏi của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và phục vụ chuyển đổi số nền kinh tế. Theo đó, cần tập trung vào xây dựng cơ chế và giải pháp đồng bộ cho cả ba lĩnh vực: giáo dục, đào tạo nghề và đào tạo đại học, nhất là đổi mới chương trình, nội dung, tập trung đào tạo các nghề đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số nền kinh tế. Chú trọng việc liên kết trong đào tạo nghề với sử dụng lao động giữa các cơ sở đào tạo nghề, hiệp hội doanh nghiệp với các doanh nghiệp. Đồng thời, cập nhật, bổ sung tư duy, kiến thức của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, để nâng cao nhận thức cũng như chất lượng trong nghiên cứu, hoạch định chính sách và quản lý nhà nước của đội ngũ này nhằm đạt đến mục tiêu trong 10 năm tới, nguồn nhân lực Việt Nam đủ về số lượng và năng lực, đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế số, xã hội số.
Khát vọng phát triển đất nước sẽ tiếp tục khơi dậy và phát huy mạnh mẽ lòng tự hào, tự tôn dân tộc, tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong mỗi người Việt Nam, đặc biệt là trong thế hệ trẻ hiện nay, chuyển hóa những nguồn sức mạnh tinh thần này trở thành động lực phát triển, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc
Khá giống vs trên mạng nhg ko pk chép mạng #Phanthuytranguyen10A
Lịch sử phát triển của các nước và Việt Nam đều cho thấy rõ vai trò quan trọng của việc khơi dậy và phát huy khát vọng phát triển đất nước trong sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Đó là cội nguồn sức mạnh nội sinh giúp các quốc gia, dân tộc vượt qua mọi khó khăn, thử thách để phát triển. Vì vậy, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã xác định rõ: “Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”(6). Như vậy, khát vọng phát triển đất nước không những là một trong những động lực quan trọng, mà Đảng còn chủ trương khơi dậy khát vọng phát triển đất nước ở một tầm cao mới: phát triển đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.
Để hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, cần lộ trình, đích đến thông qua những bước đi được dự liệu một cách khoa học, rõ ràng, với phương hướng, giải pháp phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025; Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045, hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập nước, Việt Nam trở thành một nước phát triển, thu nhập cao, nhân dân thực sự được hạnh phúc. Tuy nhiên, để trở thành quốc gia phát triển, đòi hỏi chúng ta cần không ngừng nỗ lực để xác lập cho mình một vị thế vững chắc trong khu vực và trên trường quốc tế.
Trên cơ sở tận dụng, nắm bắt được cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, để thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển nhanh, bền vững, cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:
Một là, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, tiếp tục rà soát và sửa đổi, bổ sung toàn diện hệ thống pháp luật để phục vụ chuyển đổi số, đáp ứng yêu cầu phát triển Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số.
Chính phủ cần triển khai sâu rộng với những giải pháp thiết thực, hiệu quả “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, được ban hành theo Quyết định số 749/QĐ-TTg, ngày 3-6-2020, của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng sớm hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành “Đề án phát triển kinh tế số Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã được giao trong Nghị quyết số 01/NQ-CP, ngày 1-1-2021, của Chính phủ, tạo cơ sở, định hướng xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực này.
Hai là, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội.
Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, các nền tảng số như: mạng 5G, trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big data), điện toán đám mây (Cloud Computing), Internet vạn vật (IoT), chuỗi khối (Blockchain)…; nghiên cứu về mạng 6G và điện toán lượng tử… là những công nghệ dẫn dắt trong tương lai gần. Việc phát triển nhanh các nền tảng số trên và ứng dụng rộng rãi trong chuyển đổi số là tiền đề cho nền kinh tế Việt Nam có bước phát triển nhảy vọt, thay đổi về chất, tiến nhanh hơn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trước mắt cần tập trung đầu tư phát triển mạng 5G nhanh hơn nữa, tạo cơ sở nền tảng cho việc chuyển đổi số các ngành kinh tế, các cơ quan, doanh nghiệp cũng như các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại (Trong ảnh: Trưng bày sản phẩm công nghệ tại triển lãm “Make in Viet Nam 2020 – Vibrand 2020” với chủ đề “Thương hiệu ngành công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử viễn thông Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0”)_Ảnh: TTXVN
Ba là, xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực.
Chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong 5 đến 10 năm tới cần tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực để đáp ứng được những đòi hỏi của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và phục vụ chuyển đổi số nền kinh tế. Theo đó, cần tập trung vào xây dựng cơ chế và giải pháp đồng bộ cho cả ba lĩnh vực: giáo dục, đào tạo nghề và đào tạo đại học, nhất là đổi mới chương trình, nội dung, tập trung đào tạo các nghề đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số nền kinh tế. Chú trọng việc liên kết trong đào tạo nghề với sử dụng lao động giữa các cơ sở đào tạo nghề, hiệp hội doanh nghiệp với các doanh nghiệp. Đồng thời, cập nhật, bổ sung tư duy, kiến thức của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, để nâng cao nhận thức cũng như chất lượng trong nghiên cứu, hoạch định chính sách và quản lý nhà nước của đội ngũ này nhằm đạt đến mục tiêu trong 10 năm tới, nguồn nhân lực Việt Nam đủ về số lượng và năng lực, đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế số, xã hội số.
Khát vọng phát triển đất nước sẽ tiếp tục khơi dậy và phát huy mạnh mẽ lòng tự hào, tự tôn dân tộc, tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong mỗi người Việt Nam, đặc biệt là trong thế hệ trẻ hiện nay, chuyển hóa những nguồn sức mạnh tinh thần này trở thành động lực phát triển, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc