” Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồm huýt s

” Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng”

A, Chỉ ra từ ghép, từ láy trong đoạn thơ
B, Nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy trong đoạn thơ

2 bình luận về “” Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồm huýt s”

  1. a) 
    Từ ghép: chú bé, cái xắc, cái đầu, huýt sáo, chim chích, đường vàng
    -> Từ ghép gồm hai tiếng trở lên, các tiếng đều có nghĩa
    Từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh
    -> Từ láy gồm các từ lặp lại nhau phần phụ âm, vần hoặc cả phụ âm và vần
    b) Việc sử dụng từ láy trong đoạn thơ giúp đoạn thơ trở nên sinh động và hấp dẫn hơn, đồng thời gợi tả ngoại hình, tính cách của cậu bé rõ ràng hơn. Đoạn thơ cho ta thấy được hình ảnh chú bé liên lạc hồn nhiên, hoạt bát, lanh lợi và luôn vui tươi.

    Trả lời
  2. Chào em, em tham khảo gợi ý:
    a. 
    – Từ ghép: chú bé, huýt sáo, chim chích. 
    – Từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.
    b. Việc sử dụng các từ láy trong đoạn thơ gợi lên hình ảnh một chú bé liên lạc nhỏ nhắn, đáng yêu với sự nhanh nhẹn, hồn nhiên, trong sáng. 

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới