Cô bé không biết làm cách nào để đưa được chiếc xuồng vào bờ, đành cứ mặc cho nó trôi theo dòng nước. Khi xuồng trôi đến gần

Cô bé không biết làm cách nào để đưa được chiếc xuồng vào bờ, đành cứ mặc cho nó trôi theo dòng nước. Khi xuồng trôi đến gần một ngôi nhà bên bờ sông, Giéc-đa vội cất tiếng kêu cứu. Nghe tiếng kêu, một bà già từ trong nhà chạy ra.
Bà vừa giơ gậy lên, chiếc thuyền đã dạt ngay vào bến. Bà già đưa cô bé tội nghiệp vào nhà. Bà bày ra bàn rất nhiều món ăn ngon để cô bé đang lả người đi vì đói được ăn uống thoả thích.
Đã từ lâu, bà già phải sống cô đơn một mình, bà rất mừng khi được gặp Giéc-đa. Bà muốn giữ cô bé ở lại, nên tìm đủ mọi cách để cô bé được sống đầy đủ và vui vẻ.
Một hôm, Giéc-đa dạo chơi trong vườn. Cô bé nhìn thấy những bông hoa hồng tươi thắm, loài hoa mà cả Giéc-đa và Kay đều thích. Những bồng hồng ấy nhắc nhở cô bé nhớ đến bạn. Giéc-đa khẽ hỏi hoa hồng:
Hoa ơi, hoa có biết Kay đang ở đâu không?
Các bông hồng đều lắc đầu. Giéc- đa buồn lắm. Cô bé vụt chạy ra khỏi vườn, quyết đi tìm Kay. Giéc-đa đi mãi, cô bé đã qua bao nhiêu làng mạc, hỏi thăm bao nhiêu người, nhưng vẫn chưa tìm thấy Kay.
(Trích Bà chúa Tuyết, Truyện cổ Grim)
1. Xác định PTBD? ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích trên?
2. Chỉ ra một biện pháp tu từ chủ yếu có trong đoạn trích?
3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ em vừa tìm được?
4. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên ?

2 bình luận về “Cô bé không biết làm cách nào để đưa được chiếc xuồng vào bờ, đành cứ mặc cho nó trôi theo dòng nước. Khi xuồng trôi đến gần”

  1. 1. Xác định PTBD? ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích trên?
    ⇒ PTBĐ: tự sự + miêu tả + biểu cảm.
    → tự sự là chính.
    ⇒ ngôi kể: ngôi thứ 3.
    2. Chỉ ra một biện pháp tu từ chủ yếu có trong đoạn trích?
    ⇒ nhân hóa.
    → từ việc Giéc-đa hỏi hoa hồng (nhân hóa hoa hồng thành người).
    “Một hôm, Giéc-đa dạo chơi trong vườn. Cô bé nhìn thấy những bông hoa hồng tươi thắm, loài hoa mà cả Giéc-đa và Kay đều thích. Những bồng hồng ấy nhắc nhở cô bé nhớ đến bạn.
    Giéc-đa khẽ hỏi hoa hồng: Hoa ơi, hoa có biết Kay đang ở đâu không?
    Các bông hồng đều lắc đầu”
    3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ em vừa tìm được?
    ⇒ làm cho bông hoa hồng trở nên gần gũi, thân mật với Giéc-đa hơn. Từ đó bộc lộ tình cảm của Giéc-đa thông qua bông hoa hồng.
    4. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên ?
    ⇒ nội dung chính của đoạn trích:
    → kể về việc Giéc-đa gặp được bà già và việc Giéc-đa tìm Kay.
    color{green}\text{@dịch giả super bơ}
    $#bơ là tích chờ$
    color{yellow}\text{ = idol tiktok =}
    color{red}\text{xin 5* + tim + hay nhất ạ, cảm ưn}
    $#nocopy$

    Trả lời
  2. 1. 
    – PTBĐ chính: Tự sự
    – Ngôi kể: Ngôi thứ 3
    2. Biện pháp tu từ chủ yếu trong đoạn trích: Nhân hóa:
    Những bồng hồng ấy nhắc nhở cô bé nhớ đến bạn.
    – Giéc-đa khẽ hỏi hoa hồng: “Hoa ơi, hoa có biết Kay đang ở đâu không?” (trò chuyện với bông hồng)
    – Các bông hồng đều lắc đầu
    Câu 3: Tác dụng: Làm cho câu văn thêm phần sinh động, gợi cảm và có hồn hơn. Kích thích sự tò mò, trí tưởng tượng của người đọc. Qua đó thể hiện sự tuyệt vọng, buồn bã của cô bé khi không biết bạn mình đang ở nơi đâu.
    Câu 4: Nội dung: Hành trình đi tìm bạn của cô bé Giéc-đa.
    #M

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới