dàn ý chung của bài văn nghị luận xã hội

dàn ý chung của bài văn nghị luận xã hội

2 bình luận về “dàn ý chung của bài văn nghị luận xã hội”

  1. *** Dàn ý chung của bài văn nghị luận xã hội : 
    a) Mở bài :
    – Dẫn dắt vấn đề cần bàn luận.
    – Nêu vấn đề cần bàn luận.
    – Nêu thao tác nghị luận và phạm vi tư liệu.
    b) Thân bài
    – Ý 1 : Giải thích vấn đề cần bàn luận.
    – Ý 2 : Bàn luận về các khía cạnh, các biểu hiện của vấn đề cần bàn luận.
    – Ý 3 : Khẳng định ý nghĩa tích cực của vấn đề cần bàn luận. / Phê phán những biểu hiện lệch lạc trên quan điểm đúng của vấn đề.
    – Ý 4 : Rút ra bài học cho bản thân.
    – Giải thích, Phân tích, Chứng minh, Bình luận.
    c) Kết bài : 
    – Khẳng định ý kiến bản thân về vấn đề đó.
    – Ý nghĩa của vấn đề đối với đời sống con người, cuộc sống.

    Trả lời
  2. Giải đáp:
    okee
    Lời giải và giải thích chi tiết:
    Mở bài
    Giới thiệu, dẫn dắt tư tưởng, đạo lý cần bàn luận và mở ra hướng giải quyết cho tư tưởng, đạo lý đó.
    Thân bài
    Luận điểm 1: Giải thích về tư tưởng, đạo lý cần bàn luận
    • Giải thích rõ nội dung, tư tưởng đạo lý đó, đồng thời giải thích rõ các từ ngữ, khái niệm, thuật ngữ, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có).
    • Rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý của đề bài
    Lưu ý: Bám sát vào tư tưởng, đạo lý mà đề bài yêu cầu, tránh những suy nghĩ mang tính tùy tiện, chủ quan.
    Đi từ yếu tố nhỏ đến yếu tố lớn: giải thích từ ngữ, hình ảnh trước rồi mới khái quát ý nghĩa của toàn bộ tư tưởng, đạo lý.
    Luận điểm 2: Phân tích và chứng minh
    • Nêu ra mặt đúng của tư tưởng, đạo lý đó
    • Dùng những lý lẽ, lập luận và dẫn chứng xảy ra trong xã hội thực tế để chứng minh.
    • Chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống văn hóa xã hội
    Luận điểm 3: Bình luận mở rộng vấn đề
    • Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý đó
    • Đưa ra dẫn chứng minh học, những tấm gương có thật trong đời sống
    Luận điểm 4: Rút ra bài học và hành động
    Đưa ra kết luận đúng để thuyết phục được người đọc và áp dụng đạo lý, tư tưởng đó vào thực tiễn đời sống.
    Kết bài
    • Đánh giá khái quát về ý nghĩa tư tưởng đạo lý nghị luận
    • Mở ra hướng suy nghĩ mới và mong muốn bản thân.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới