Dàn ý nghị luận nghiện chơi game Thân bài 1. giải thích vấn đề ( là gì ) thật vậy hiện tượng … ( vấn đề mà đề yêu cầu )…

Dàn ý nghị luận nghiện chơi game
Thân bài
1. giải thích vấn đề ( là gì )
thật vậy hiện tượng … ( vấn đề mà đề yêu cầu )… là một trong những vấn đề đáng quan tâm hiện nay
2. Lí lẽ và dẫn chứng
thực trạng của hiện tượng …( vấn đề mà đề yêu cầu )… đang diễn ra ở khắp các trường học, lớn nhỏ trên khắp cả nước
a) lí lẽ – vì sao ? ( vấn đề mà đề yêu cầu )… đang ngày một diễn ra nghiêm trọng
b) – dẫn chứng: đưa ra những người thật việc thật ( trong đời sống )
3. nguyên nhân
4. hậu quả
5. giải pháp
6. liên hệ bản thân
DỰA THEO DÀN Ý TRÊN LÀM THÀNH BÀI VĂN DÙM EM NHA
KO CẦN MỞ BÀI KẾT BÀI
EM CẢM ƠN

2 bình luận về “Dàn ý nghị luận nghiện chơi game Thân bài 1. giải thích vấn đề ( là gì ) thật vậy hiện tượng … ( vấn đề mà đề yêu cầu )…”

  1. Ngày nay, chúng ta đã không còn quá xa lạ với những trò chơi điện tử. Đây được coi như phương tiện để con người giải trí sau nhiều giờ học tập và làm việc căng thẳng. Tuy nhiên, đối với học sinh, việc chơi game vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Theo ý kiến của bản thân, tôi cho rằng hiện tượng này sẽ đem tới nhiều tác hại hơn là lợi ích.
    Đầu tiên, nếu quá đắm chìm vào các trò chơi điện tử, học sinh sẽ bị xao nhãng khỏi công việc chính của mình – học tập. Dành quá nhiều thời gian trên thế giới ảo sẽ đánh mất thời gian ở thế giới thực. Người học sẽ không còn thì giờ để ôn bài, làm bài tập, thậm chí là để nghỉ ngơi, ăn uống. Điều này sẽ tạo nên một lỗ hổng lớn về kiến thức, ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai sau này. Với học sinh, không gì quan trọng hơn việc rèn luyện cả về tri thức và kĩ năng. Sự xuống dốc của thành tích học tập có thể khiến những bạn trẻ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội tốt, từ đó dần mất niềm tin vào năng lực bản thân.
    Không chỉ vậy, việc đắm chìm vào game sẽ đem đến rất nhiều sự tiêu cực. Nó khiến sức khỏe ngày một giảm sút, kéo theo các bệnh về mắt, cột sống,… Các tựa game hành động, bạo lực có thể ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ và hành vi của giới trẻ. Chưa kể, chơi game cũng là việc làm gây tốn kém về tiền bạc. Là những học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta chưa thể có đủ khả năng tự mình làm ra tiền. Vậy nên, để có thể chơi game, một số cá nhân đã nhịn ăn sáng hoặc trộm tiền của bố mẹ. Tất cả chỉ nhằm phục vụ thú vui nhất thời mà công nghệ mang lại.
    Để khắc phục được những hậu quả mà trò chơi điện tử gây ra, mỗi người cần tự rèn luyện cho mình ý thức tự giác. Gia đình và thầy cô cũng cần chung tay định hướng, dẫn dắt cho thế hệ tương lai của nước nhà. Thay vì đưa cho trẻ ipad, điện thoại, hãy để chúng ra ngoài chơi thể thao, giao lưu với bạn bè, hàng xóm. Những việc làm đó giúp trẻ hoạt bát, tự tin hơn, đồng thời tạo thói quen rèn luyện sức khỏe từ sớm. Bằng quyết tâm, nỗ lực của chính mình cùng sự động viên, hỗ trợ của những người xung quanh, chúng ta sẽ dần trưởng thành và chững chạc hơn.
    Không thể phủ nhận rằng việc chơi game là hình thức giải trí vô cùng phổ biến, đem lại niềm vui cho con người. Tuy nhiên, chúng ta cần biết đặt ra giới hạn, không nên sa đà và quá “nghiện ngập” các trò chơi điện tử. Thay vào đó, hãy biến mình trở thành một con người xuất sắc, toàn diện về học thức, tài năng, bạn nhé!

    Trả lời
      1. Giải thích vấn đề: Hiện tượng nghiện chơi game là một trong những vấn đề đáng quan tâm hiện nay.
      2. Lí lẽ và dẫn chứng:
        a) Lí lẽ: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc chơi game quá nhiều có thể gây ra nghiện và ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người chơi.
        b) Dẫn chứng: Có rất nhiều trường hợp người chơi game đã bỏ lỡ công việc, học tập, gây ra xung đột gia đình và thậm chí tự tử do nghiện game.
      3. Nguyên nhân:
      • Sự kích thích liên tục từ các trò chơi, khiến người chơi cảm thấy thoải mái và quên đi những áp lực trong cuộc sống.
      • Sự phát triển của công nghệ, khiến cho việc chơi game trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn bao giờ hết.
      1. Hậu quả:
      • Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người chơi, dẫn đến stress, lo âu, trầm cảm và suy giảm khả năng tập trung.
      • Gây ra xung đột gia đình, mất đi sự tương tác xã hội và ảnh hưởng đến quan hệ giữa người chơi và người thân.
      1. Giải pháp:
      • Tăng cường giáo dục về tác hại của nghiện game đối với sức khỏe tinh thần và xã hội.
      • Thực hiện các biện pháp kiểm soát thời gian chơi game, giúp người chơi có thể cân bằng giữa việc chơi game và các hoạt động khác trong cuộc sống.
      • Xây dựng các trò chơi có tính giáo dục, giúp người chơi học hỏi và phát triển các kỹ năng mới.
      1. Liên hệ bản thân:
      • Tôi cần nhận thức được tác hại của nghiện game đối với sức khỏe tinh thần và xã hội.
      • Tôi cần tự kiểm soát thời gian chơi game và cân bằng giữa việc chơi game và các hoạt động khác trong cuộc sống.

      21:13

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới