Đề 1: Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Trong lời mẹ hát
Tuổi thơ chở đầy cổ tích
Dòng sông lời mẹ ngọt ngào
Đưa con đi cùng đất nước
Chòng chành nhịp võng ca dao.
Con gặp trong lời mẹ hát
Cánh cò trắng, dải đồng xanh
Con yêu màu vàng hoa mướp
Con gà cục tác lá chanh.
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
Mẹ ơi, trong lời mẹ hát
Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đôi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?
A. Miêu tả
B. Biểu cảm
C. Tự sự
D. Nghị luận
Câu 2: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ 4 chữ
B. Thơ 6 chữ
C. Thơ lục bát
D. Thơ ngũ ngôn
Câu 3: Đối tượng chính trong bài thơ là:
A. Người bố
B. Người bà
C. Người ông
D. Người con
Câu 4: Những hình ảnh xuất hiện trong lời hát ru của mẹ là:
A. Dòng sông, hoa mướp, đất nước
B. Dòng sông, ngọt ngào, đất nước
C. Dòng sông, lời hát, hoa mướp
D. Dòng sồng, cục tác, hoa mướp
Câu 5: Khổ thơ đầu của bài sử dụng mấy từ láy, mấy từ ghép?
A. Sáu từ ghép, hai từ láy
B. Bảy từ ghép, hai từ láy
C. Tám từ ghép, hai từ láy
D. Chín từ ghép, hai từ láy
Câu 6: Trong hai câu thơ sau, tác giả đã sử dụng nghệ thuật tu từ nào? Thời gian chạy qua tóc mẹ/ Một màu trắng đến nôn nao
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Nhân hóa và ẩn dụ
D. Nhân hóa và hoán dụ
Câu 7: Trong câu thơ: Con yêu màu vàng hoa mướp có cụm động từ là:
A. Con yêu
B. Màu vàng hoa mớp
C. Yêu màu vàng hoa mướp
D. Con yêu màu vàng hoa mướp
Câu 8: Nghĩa của từ: chở trong câu thơ Tuổi thơ chở đầy cổ tích là:
A. Mang, chuyển đi nơi khác bằng tàu, bè, xe cộ
B. Mang, vác vật nào đó chuyển ra nơi khác
C. Mang hoặc di chuyển vật nào đó vứt đi
D. Chứa đựng, lưu giữ trong suy nghĩ cảm xúc của mình
Câu 9: Bài thơ Trong lời mẹ hát của Trương Nam Hương , tác giả viết về ai? Và viết về điều gì?
Câu 10: Qua bài thơ Trong lời mẹ hát em hiểu thêm những ý nghĩa gì về lời hát ru của mẹ?
2 bình luận về “Đề 1: Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Trong lời mẹ hát Tuổi thơ chở đầy cổ tích Dòng sông lời mẹ ngọt ngào”