Đề 2: Phần I. Đọc hiểu: Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi Em có nghe ti

Đề 2:
Phần I. Đọc hiểu:
Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi
Em có nghe tiếng xuân về gõ cửa (in đậm )
Mang nồng nàn theo gió đón mùa sang (in đậm )
Tiếng bầy chim đang ríu rít gọi đàn (in đậm )
Từng nhành lá mướt non màu áo mới (in đậm )
Em có nghe xuân về vui phơi phới
Bao nụ cười tươi mới rạng trên môi
Khắp không gian rộn rã như gọi mời
Phố náo nức dòng người như trẩy hội
(Nguyễn Hưng, Tiếng xuân về)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên.
Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu thơ in đậm trên?
Câu 3: Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong câu thơ in đậm đó?
Câu 4. Nội dung chính của đoạn thơ là gì?

2 bình luận về “Đề 2: Phần I. Đọc hiểu: Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi Em có nghe ti”

  1. # Trà
    Câu 1:
    + PTBĐ chính là: Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả
    Câu 2:
    – Biện pháp tu từ có trong câu thơ in đậm là: Nhân Hoá
    + Tiếng xuân về gõ cửa
    + Nhành lá mướt non màu áo mới 
    Câu 3:
    Hiệu quả: (Tác dụng)
    + Giúp câu thơ thêm sinh đông,hấp dẫn cho người đọc.
    + Làm nổi bật nên hình ảnh quen thuộc mỗi khi xuân về. Cây cối  đâm trồi lảy  lọc chào đón 1 năm mới. Khiến cho sự vật và động vật từ đây  cũng gần gũi,thân thiên với con người.
    Câu 4:
    – Nội dụng chính: Khun cảnh vui tươi mỗi khi xuân sang. Con người cũng nhộn nhịp vui tươi hẳn. Là thời gian gắn kết giữa người và người trong những năm làm việc vất vả. Mùa xuân là lúc con người được sinh sôi,lảy nở.

    Trả lời
  2. BÀI LÀM:
    Câu 1:
    PTBĐ chính trong đoạn thơ: Biểu cảm (Vì nếu là thơ thì PTBĐ chính luôn luôn là Biểu cảm.
    Câu 2:
    Biện pháp tu từ trong câu thơ in đậm: 
    Nhân hóa: ” Em có nghe tiếng xuân về gõ cửa
                      “Tiếng bầy chim đang ríu rít gọi đàn”
                      “Từng nhành lá mướt non màu áo mới” 
    Câu 3:
    Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong câu thơ in đậm:
    – Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm, giúp cho đoạn thơ thêm sức lôi cuốn, hấp dẫn.
    – Gợi tả sinh đông vẻ đẹp của cảnh vật khi Xuân về. Thổi hồn vào Bầy chim và Nhành lá, khiến chúng có hồn, thêm gần gũi và thân thuộc hơn với con người; càng tô đậm thêm nét đẹp của mùa Xuân.
    – Thể hiện sự quan sát tinh tế và miêu tả sâu sắc của Tác giả. Qua đó cũng thể hiện tình yêu dành cho Thiên nhiên của Tác giả.
    Câu 4: Nội dung chính của đoạn thơ:
    Đoạn thơ diễn tả về cảnh vật nhộn nhịp khi Xuân về. Qua đó, gợi lên vẻ đẹp của trời Xuân và khung cảnh rộn rã, nhộn nhịp của cảnh vật khi Xuân về. Đồng thời, hể hiện sự quan sát tinh tế và miêu tả sâu sắc của Tác giả.
    —–
    Chúc bn học tốt!

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới