Đề 5:
….Người cao nhất, to nhất, giỏi nhất, đáng sợ nhất, nhiều kẻ thù nhất Việt Nam … là thằng con nhà người ta. Rồi nữa, đã hết đâu! Bằng tuổi con bây giờ, ngày xưa, mẹ đã phải đi làm đồng, đi bán hàng, đi kiếm tiền, đi lao động…. (Nói chung là ngoan!). Bằng tuổi con ngày xưa, mẹ không bao giờ cãi bà, mẹ nghe lời ông, mẹ học giỏi! (Nói chung cũng là ngoan!). Bằng tuổi con ngày xưa, ba đâu có được dùng điện thoại, đâu có được xem ti vi, không được ăn gà rán nhưng vẫn lao động và học tập rất giỏi…. (Nói chung là vô cùng ngoan!!!)
Ngày xưa thì nêu gương là một trong bốn phương pháp quan trọng của dạy học, nhưng giờ thì bỏ rồi, không so sánh nữa. Hằng trăm chỗ lệch, so làm sao được mà cứ so chứ?…. Ngày xưa, báo Hoa Học Trò còn thỉnh thoảng viết về thủ khoa, về các bạn học giỏi. Giờ thì thôi rồi, vì thấy tác dụng phụ của những tấm gương đó là toàn gây ra stress cho trẻ con và châm ngòi cho các cuộc cãi cọ trong nhà.
Vậy nên, cuối cùng thì bảng xếp hạng quan trọng nhất mà chúng ta cần quan tâm là bảng xếp hạng của con mình với chính nó. Con mình là ai, ở đâu? Nó thích cái gì, nó giỏi cái gì, nó kém cái gì, nó có hài lòng không? Nó có chiến lược nào riêng không? Chỉ so nó với chính nó ngày hôm qua hoặc so với tương lai, kiểu như Nếu muốn ngày sau làm bác sĩ thì con còn thiếu cái abc này….
(Trích Con nghĩ đi, mẹ không biết! – Nhà báo Thu Hà – NXB Văn Học, 2016)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được tác giả sử dụng trong văn bản trên?
Câu 2: Trong văn bản, các bậc cha mẹ thường so sánh con với đối tượng nào và so sánh như thế nào?
Câu 3: Tìm thành phần trạng ngữ trong câu sau: Ngày xưa, báo Hoa Học Trò còn thỉnh thoảng viết về thủ khoa, về các bạn học giỏi. và cho biết trạng ngữ ấy bổ sung thông tin gì cho câu ?
Câu 4: Hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề các bậc cha mẹ nên làm cách nào để khích lệ con cái một cách hợp lí.
2 bình luận về “Đề 5: ….Người cao nhất, to nhất, giỏi nhất, đáng sợ nhất, nhiều kẻ thù nhất Việt Nam … là thằng con nhà người ta. Rồi nữ”