Đề bài: Hãy tưởng tượng mình là nhân vật Kiều Phương trong truyện “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh) để kể lại đoạn truy

Đề bài: Hãy tưởng tượng mình là nhân vật Kiều Phương trong truyện “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh) để kể lại đoạn truyện từ đầu cho đến “sẽ giúp em gái tôi để nó phát huy tài năng.”

2 bình luận về “Đề bài: Hãy tưởng tượng mình là nhân vật Kiều Phương trong truyện “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh) để kể lại đoạn truy”

  1. Gia đình của tôi có bốn thành viên bao gồm bố, mẹ, tôi và em gái. Bình thường, tuy hai anh em tôi thường trêu đùa nhưng lại rất yêu thương nhau.
    Em gái của tôi tên là Kiều Phương. Ở nhà mọi người vẫn gọi nó với cái tên quen thuộc là Mèo. Nó là một cô bé đáng yêu. Thân hình nhỏ nhắn. Khuôn mặt bầu bĩnh với nước da trắng hồng. Đôi mắt to tròn, đen láy. Nhưng mặt mũi của Mèo lúc nào cũng lấm lem bởi những vết bẩn từ màu vẽ do nó tự chế ra. Cũng chính bởi vậy mà cái tên Mèo mới ra đời.
    Kiều Phương là một cô bé rất nghịch ngợm lại bướng bỉnh. Một lần nọ, tôi bắt gặp Kiều Phương đang nhào một thứ bột gì đó đen sì, trông rất sợ. Các đít xoong chảo bị nó cạo trắng cả. Thì ra, Kiều Phương đang chế màu vẽ. trong túi ra bốn lọ nhỏ, cái màu đỏ, cái màu vàng, cái màu xanh lục… đều do nó tự chế. Kiều Phương cũng là một cô bé hồn nhiên. Khi bị tôi quát, mặt Kiều Phương xịu xuống, miệng dẩu ra. Trông Kiều Phương thật đáng yêu với bộ mặt đó.
    Không chỉ là một cô bé đáng yêu, Kiều Phương còn tài năng. Chú Tiến Lê – một họa sĩ cũng là bạn của bố tôi đã phát hiện ra Mèo có năng khiếu hội họa. Kể từ hôm đó, mọi sự chú ý trong nhà đều đổ dồn vào Kiều Phương. Tôi liền có cảm giác mình bị bỏ rơi. Mọi hành động đáng yêu trước đó với tôi giờ thật đáng ghét. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó cũng có thể khiến tôi gắt um lên.
    Kiều Phương được chú Tiến Lê giới thiệu tham gia cuộc thi Vẽ tranh trại hè quốc tế, đạt được giải Nhất. Điều đó khiến mọi người cảm thấy vui mừng, trừ tôi. Chỉ đến khi nhìn thấy bức tranh của Mèo, tôi mới nhận ra tình yêu thương của em gái dành cho mình. Bức tranh vẽ người anh trai trong kí ức của Kiều Phương thật đẹp. Tôi đã cảm thấy thật xấu hổ trước tấm lòng nhân hậu của em gái mình.
    Em gái tôi – Kiều Phương, một cô bé đáng yêu, nhân hậu và giàu tình cảm. Nhờ có em, tôi đã nhận ra được nhiều điều tốt đẹp trong thế giới này.

    Trả lời
  2. Kể từ khi họa sĩ Tiến Lê phát hiện ra tài năng của Kiều Phương, hết lời ca ngợi, người bố “ngây người ra” nhìn sáu bức tranh do Mèo vẽ, “ôm thốc” Mèo lên, và nói: “Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn”. Người mẹ hiền thì “không kìm được cơn xúc động” khi kịp nghe, kịp chứng kiến chuyện vui về con gái. Chú Tiến Lê hứa “sẽgiúp Kiều Phương phát huy tài năng”.Trong không khí ấy, người anh trai thơ bé “luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài”, ngồi bên bàn học, chú bé ấy “chỉ muốn gục xuống khóc”, chú cảm thấy mình chẳng có “một năng khiếu gì”. Tâm trạng đó rất thực, rất người, nhất là đối với tuổi thơ. Chú buồn vì cảm thấy mình không có tài năng. Chú cảm thấy cô đơn vì bị bố mẹ “bỏ rơi”, bố mẹ hầu như chỉ săn sóc, yêu quý con gái nhiều hơn, nhất là khi thấy bố mẹ “hào hứng mua sắm cho em gái những thứ cần cho côngviệc vẽ”. Có nhà giáo cho rằng đó là “lòng tự ái, thói đố kị” của người anh trai (!?). “Bi kịch” của người anh một phần do bố mẹ thiếu sự tinh tế trong thể hiện tình yêu thương, săn sóc các con. Chú bé buồn, cảm thấy mình không có một năng khiếu gì, đó là một sự tự ý thức giàu nhân bản. Hay gì những con người, những trẻ em có thói tự phụ, kiêu căng, tự cho mình là tài giỏi nhất!
    Tạ Duy Anh đã phát hiện ra “phần mờ” trong tâm hồn trong sáng tuổi thơ. Người anh đã “xem trộm” những bức tranh của Mèo, một việc làm mà chú “vẫn coi khinh”. Chú đã “trút ra một tiếng thở dài…”. Thở dài vì cảm thấy mình bất tài,chứ không phải đố kị tài năng. Có lúc chú “gắt um lên” khi em gái có một lỗi nhỏ; “không thân” với Mèo như trước nữa, nhưng “không hiểu vì sao”,… Trước kia thấy “rất ngộ” gương mặt “lem nhem” của em gái, nhưng giờ đây thấy em gái “xịu xuống, miệng dẩu ra” khi bị “quát” thì anh trai lại tưởng là em gái “chọc tức” mình. Em gái trước khi đi thi vẽ đã quan sát người mẫu… thì anh trai lại tưởng là “nó có vẻ cứ hay xét nét tôi, khiến tôi rất khó chịu”. Em gái từ trại thi vẽ quốc tế trở về vui sướng giành được giải nhất, muốn được anh chia vui cho, ôm lấy cổ anh nói thầm: “Em muốn cả anh cùng đi nhận giải” thì anh lại “viện cớđang dở việc đẩy nhẹ nó ra”. Những biểu hiện ấy là những nhược điểm của tuổi thơ, khi mà nhân cách đang hình thành và phát triển. “Bi kịch” của người anh được tự người anh nói ra một cách thành thực, chân thật. Ta càng cảm thông và quý mến.
    Mong được hay nhát

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới