Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi : Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầ

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi : Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay …
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy…
(Trích Hạt gạo làng ta-Góc sân và khoảng trời ,tác giả Trần Đăng Khoa
1.nêu nội dung của đoạn thơ
2. Em hiểu câu thơ “Có lời mẹ hát. Ngọt bùi đắng cay” như thế nào?

2 bình luận về “Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi : Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầ”

  1. + Nd:  gửi gắm sự biết ơn đến những dân lao động hai sương một nắng. Từ đó giúp chúng ta biết trân trọng hơn ý nghĩa của sự vất vả chân lấm tay bùn để tạo ra những hạt gạo quý giá.
    – “Có lời mẹ hát” : Sự hi sinh bao vất vả của mẹ 
    – “Ngọt bùi”: những hạt gạo thơm, ngon, ngọt và dẻo cho chúng ta ăn, là công sức của những người nông dân vất vả có được.
    – “đắng cay”: nói lên sự khổ cực của người nông dân, của những người mẹ phải đi làm đồng trưa nắng oi ả, chiều mưa khổ cực.

    Trả lời
  2. 1.
    Nội dung đoạn thơ: thể hiện những khó khăn, vất vả của người dân lao động để làm ra những hạt gạo dẻo thơm. Qua đó, nhắc nhở con người phải biết quý trọng lương thực, không lãng phí thức ăn.
    2.
    Câu thơ “Có lời mẹ hát. Ngọt bùi đắng cay”.” Đắng cay” gợi lên những vất vả, khó khăn của người nông dân, là sự chăm chút cẩn thận, kĩ càng, không quản nắng mưa, bão bùng  để làm ra những hạt gạo.” Ngọt bùi” thể hiện những tinh thúy của đất trời, thiên nhiên, là sản phẩm vô giá mà ta phải biết trân trọng.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới