Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Bạn đã bao giờ cười chê một người có khiếm khuyết chưa? Bất cứ ai được hỏi như thế, hẳn chẳng dám trả lời rằng chưa. Chê bai người khác là một nhược điểm phổ biến trong tính cách con người. Tuy nhiên, đây không phải là điều quá nghiêm trọng, và càng không phải là căn bệnh hết cách chữa. Lòng nhân ái, sự cảm thông, ấy là phương thuốc hữu hiệu để trị căn bệnh này. Thật vậy, khi mà khả năng yêu thương, đồng cảm, chia sẻ đối với người khác dần dần được bồi đắp trong ta, khi ta biết đặt mình vào hoàn cảnh người khác để nghĩ suy và thức tỉnh, thì lúc ấy, tiếng cười ngạo mạn vô lối sẽ không có lí do gì để bật ra.
(Minh Đăng, Tiếng cười không muốn nghe, Ngữ văn 6, tập hai, Sđd, tr. 75)
C1: Đoạn trích trên bàn luận về vấn đề gì?
C2: Trong đoạn trích tác giả đã bày tỏ quan điểm đồng tính hay không đồng tình với vấn đề bàn luận?
C3: Câu thứ nhất và câu thứ hai trong đoạn có quan hệ như thế nào về ý nghĩa?
C4: Trong câu sau dấu chấm phẩy được dùng để làm gì?
“Thật vậy, khi mà khả năng yêu thương, đồng cảm, chia sẻ đối với người khác dần dần được bồi đắp trong ta; khi ta biết đặt mình vào hoàn cảnh người khác để nghĩ suy và thức tỉnh, thì lúc ấy, tiếng cười ngạo mạn vô lối sẽ không có lí do gì để bật ra.”
C5: Theo em tác giả bài viết, phương thức hữu hiệu để chữa “căn bệnh” chê bai người khác là gì? Vì sao?
C6: Ở đoạn trích trên người viết chủ yếu dùng lí lẽ hay bằng chứng để bàn luận về vấn đề?
C7: Em hiểu như thế nào về câu “chê bai người khác là một nhược điểm phổ biến trong tính cách của con người”?
C8: Từ nội dung đoạn trích, em rút ra bài học gì cho bản thân?
1 bình luận về “Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Bạn đã bao giờ cười chê một người có khiếm khuyết chưa? Bất cứ ai được hỏi như thế”