Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một l

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như một quy luật bất biến của tự nhiên. Có nhiều người có khả năng vực dậy, đứng lên rồi nhẹ nhàng bước tiếp như thể chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng cũng có nhiều người chỉ có thể ngồi một chỗ và vẫn luôn tự hỏi lí do vì sao bản thân lại có thể dễ dàng mắc bẫy đến như thế
Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá: Về một bài toán đã áp dụng cách giải sai, về lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân hay về một tình yêu lâu dài bỗng phát hiện đã trao nhầm đối tượng. ()
Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi. Thời gian làm tuổi trẻ đi qua nhanh lắm, không gì là mãi mãi, nên hãy sống hết mình để không nuối tiếc những gì chỉ còn lại trong quá khứ mà thôi
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2 (1 điểm): Nêu nội dung của đoạn trích?
Câu 3 (2 điểm): Chỉ ra và phân tích giá trị biểu đạt của một biện pháp tu từ trong hai câu văn sau: Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi
Câu 4 (0,5 điểm): Thông điệp mà em tâm đắc nhất từ đoạn trích là gì?

1 bình luận về “Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một l”

  1. Giải đáp:
    1. Phương thức biểu đạt chính là nghị luận 
    2. Nội dung đoạn trích:
    – Hãy biết đứng lên sau vấp ngã vì mỗi lần vấp ngã là một lần ta rút ra được những bài học cho bản thân.
    – Hãy sống yêu thương, sẻ chia, đồng cảm để không phải nuối tiếc khi nhìn lại quá khứ.
    3. Biện pháp tu từ:  Điệp ngữ (Đừng để khi) ; điệp cấu trúc ngữ pháp (lặp CTNP); đối lập (tia nắng…đã lên><giọt lê….rơi).
    * Tác dụng:
    – Điệp ngữ ; điệp cấu trúc ngữ pháp:
    + Tạo âm hưởng nhịp nhàng, cân đối.
    + Nhấn mạnh, khuyến khích mọi người hãy từ bỏ những ưu phiền để sống vui vẻ, hòa nhịp với thế giới xung quanh…
    – Đối lập: Làm nổi bật sự trái ngược giữa ngoại cảnh với tâm trạng con người, nhằm khích lệ con người từ bỏ những ưu phiền, hướng đến cuộc sống vui tươi, ý nghĩa…
    4. 
    – Phấn đấu hết mình trong học tập và rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội.
    – Sống có mục đích, lí tưởng.
    – Luôn biết yêu thương, đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ mọi người.
     

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới