Ghi 1 bài thơ (4 hoặc 5 chữ ko có trong sách văn lớp 6,7) nêu được: – Tác giả. – Tác phẩm. – Xác định nội dung. – Cảm nhận.

Ghi 1 bài thơ (4 hoặc 5 chữ ko có trong sách văn lớp 6,7) nêu được:
– Tác giả.
– Tác phẩm.
– Xác định nội dung.
– Cảm nhận.
Giúp mk với

2 bình luận về “Ghi 1 bài thơ (4 hoặc 5 chữ ko có trong sách văn lớp 6,7) nêu được: – Tác giả. – Tác phẩm. – Xác định nội dung. – Cảm nhận.”

  1. Thơ : Hạt gạo làng ta
    —————————-
    Hạt gạo làng ta
    Có vị phù sa
    Của sông Kinh Thầy
    Có hương sen thơm
    Trong hồ nước đầy
    Có lời mẹ hát
    Ngọt bùi đắng cay…
    Hạt gạo làng ta
    Có bão tháng bảy
    Có mưa tháng ba
    Giọt mồ hôi sa
    Những trưa tháng sáu
    Nước như ai nấu
    Chết cả cá cờ
    Cua ngoi lên bờ
    Mẹ em xuống cấy…
    Hạt gạo làng ta
    Những năm bom Mỹ
    Trút trên mái nhà
    Những năm cây súng
    Theo người đi xa
    Những năm băng đạn
    Vàng như lúa đồng
    Bát cơm mùa gặt
    Thơm hào giao thông…

    Hạt gạo làng ta
    Có công các bạn
    Sớm nào chống hạn
    Vục mẻ miệng gàu
    Trưa nào bắt sâu
    Lúa cao rát mặt
    Chiều nào gánh phân
    Quang trành quết đất

    Hạt gạo làng ta
    Gửi ra tiền tuyến
    Gửi về phương xa
    Em vui em hát
    Hạt vàng làng ta.
    1. Tác giả : Trần Đăng Khoa
    2. Tác phẩm : Hạt gạo làng ta ( trích ”Góc sân và khoảng trời”)
    3. Nội Dung : Hạt gạo đã được làm nên từ mồ hôi công sức của cha mẹ, của các bạn thiếu nhi. Hạt gạo là tấm lòng của hậu phương góp phần vào chiến thắng của tiền tuyến trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước
    4. Cảm nhận : Hình ảnh những hạt gạo vàng ươm, nặng trĩu dường như đã quá quen thuộc với em ,để rồi khi đọc bài thơ”Hạt gạo làng ta” của tác giả Trần Đăng Khoa, ta mới biết giá trị lớn lao của hạt gạo vào những năm 1971 .Những năm tháng chiến tranh khốc liệt, bom Mỹ ném khắp nơi nhưng nhờ những hạt gạo đó cũng đã nuôi nấng những anh hùng chiến sĩ bộ đội ngày đêm canh gác, bảo vệ quê hương đất nước . Đồng thời, bài thơ còn ca ngợi những người nông dân, họ đã tốn biết bao mồ hôi công sức để làm ra từng hạt gạo tinh khiết trong những bát cơm thường ngày chúng ta đang ăn. Tuy bom đạn có thể ập tới bất cứ lúc nào, dù vậy những người mẹ vẫn dũng cảm đi cày cấy, làm hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến. Thời điểm đó Trần Đăng Khoa chỉ là một cậu bé 11 tuổi nhưng bạn đọc cũng phải thừa nhận rằng ông có cái nhìn rất sâu sắc, nói lên được tầm quan trọng của hạt gạo và ngầm ca ngợi công sức của những người nông dân thời ấy.

    Trả lời
  2. – Tác giả: Vũ Đình Liên
    – Tác phẩm: Ông đồ 
    – Nội dung: Bài thơ thể hiện tình cảnh thất thế, tàn tạ đáng thương của ông đồ. Qua đó, thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa.
    – Cảm nhận: Nhân vật Ông Đồ đem lại cho chúng ta cái cảm giác xao xuyến ,xót xa ,một sự thương thương cảm vô cùng to lớn khi nhìn lại hình ảnh ông đồ trong hoàn cảnh bị lãng quên bởi thời gian. Trông ông ,thân hình gầy yếu lặng lẽ dưới gió rét ,sương buôn ,vẫn cố chờ cho đến khi có người nhờ mình thuê viết.Trong thời hưng thịnh ,ông đồ là 1 người được mọi người yêu thích ,những đường bút nhẹ nhàng như rồng bay phượng múa làm cho mọi người phải xiêu lòng ,thế nhưng bây giờ điều đó đã trở nên xao lãng đối với mọi người. Thế là cứ năm này qua năm khác ,thân già yếu này vẫn ngồi bên đường chờ người đến thuê viết ,nhưng không chẳng có ai chú ý đến ông,chỉ nhìn thấy những khuôn mặt đầy dẫy sự xa lánh của mọi người .Ông đồ già rồi cũng đã đi rồi ,hình dáng gầy gò ốm yếu của ông không còn nữa.Hình ảnh ông đồ đã mãi không còn trong tâm trí mọi người nữa , hình ảnh mà tất cả mọi người đã từng rất kính trọng trước đây.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới