giúp mình với ạ cảm ơn Bài 1: Xác định biện pháp ẩn dụ và nêu tác dụng e.Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi co

giúp mình với ạ cảm ơn
Bài 1: Xác định biện pháp ẩn dụ và nêu tác dụng
e.Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
G.Dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ mãi yêu con.
H.Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng

2 bình luận về “giúp mình với ạ cảm ơn Bài 1: Xác định biện pháp ẩn dụ và nêu tác dụng e.Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi co”

  1. e. Từng giọt long lanh rơi
    -> Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: tiếng chim hót là thứ vô hình, không thể cầm nắm, sờ được. Ở đây, tác giả miêu tả tiếng chim đọng lại thành giọt nhằm tăng tính hình tượng, biểu cảm cho hình ảnh thơ, thể hiện khát khao nắm giữ được vẻ đẹp của thiên nhiên trời đất
    g. Lên rừng xuống bể
    -> biện pháp ẩn dụ nhằm thể hiện những khó khăn, trắc trở của cuộc đời. Dù vậy, cò mẹ vẫn sẽ không ngại gian nguy để đi tìm và gặp được con mình, biểu tượng cho sự hy sinh, tình mẫu tử thiêng liêng
    h. Một ngọn lửa
    -> Hình ảnh ngọn lửa ản dụ cho tình yêu thương, sự hy sinh của bà dành cho con cháu. Bà là người che chở, chắp cánh cho những ước mơ, hy vọng của người cháu

    Trả lời
  2. $\textit{ Bài 1.}$
    e)Mọc giữa dòng sông xanh
    Một bông hoa tím biếc
    Ơi con chim chiền chiện
    Hót chi mà vang trời
    Từng giọt long lanh rơi
    Tôi đưa tay tôi hứng.
    -> Biện pháp tu từ ẩn dụ:  Từng giọt long lanh rơi( Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác)
    => Tác dụng: ẩn dụ âm thanh tiếng chim kêu là những hạt long lanh đang rơi xuống, làm tăng tính độc đáo cho bài thơ, gây ấn tượng mạnh với người đọc, người nghe đồng thời diễn tả cảm giác vui sướng, say xưa tận hưởng thanh sắc của đất trời trong độ vào xuân.
    g)
    Dù ở gần con
    Dù ở xa con
    Lên rừng xuống bể
    Cò sẽ tìm con,
    Cò mãi yêu con
    Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
    Đi hết đời, lòng mẹ mãi yêu con.
    ->Biện pháp tu từ ẩn dụ: lên rừng xuống bể, cò
    =>Tác dụng: khắc họa hình ảnh người mẹ tần tảo, yêu thương con cái qua hình ảnh cái cò, dù con có phải đối mặt với khó khăn, hay cuộc sống có trở nên nhọc nhằn, khổ sở ra sao thì tình yêu thương của mẹ vẫn không bao giờ thay đổi, mẹ vẫn mãi ở bên cạnh con.
    h)
    Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,
    Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,
    Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
    ->Biện pháp tu từ ẩn dụ: ngọn lửa
    =>Tác dụng: thể hiện tình cảm của bà dành cho người cháu qua hình ảnh bếp lửa, nó không đơn thuần chỉ được nhóm từ nguyên liệu như củi rơm mà còn được thổi bằng lòng yêu thương cháy bỏng, ngọn lửa của sự sống. Ngọn lửa ấy luôn hiện hữu trong tấm lòng của bà, và sẽ tiếp thêm tình yêu thương, động lực giúp cháu vượt qua khó khăn, sóng gió của cuộc đời.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới