hãy viết bài văn về tiết học mà em hứng thú nhất các bn giúp mik với ạ ai nhanh nhất cho ahy nhất
hãy viết bài văn về tiết học mà em hứng thú nhất
các bn giúp mik với ạ
ai nhanh nhất cho ahy nhất
1 bình luận về “hãy viết bài văn về tiết học mà em hứng thú nhất các bn giúp mik với ạ ai nhanh nhất cho ahy nhất”
Ở trường tôi, ngay từ đầu năm học, ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học phát triển năng lực cho học sinh. Bản thân tôi đã được tham dự nhiều tiết dạy chuyên đề với nhiều hình thức và các phương pháp dạy học mới. Nhưng tiết học để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất khi được quan sát việc học tập của các em là tiết dạy của đồng chí Nguyễn Thị Tuyến ngày 23 tháng 1 năm 2018 môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 bài “Thân cây”. Ngay từ những phút đầu tiên của tiết học, trong hoạt động bộc lộ quan điểm ban đầu, các em được tự mình viết ra giấy những hiểu biết của mình về đặc điểm của thân cây. Tôi thấy học sinh bắt đầu thể hiện sự trầm tư, suy nghĩ. Nhìn các em say sưa, mải miết viết, tôi cảm nhận được sự suy nghĩ tích cực của mỗi em trong học tập này. Đặc biệt với học sinh lớp 3 ở vùng quê chúng tôi thân việc nhìn thấy cái cây, nhiều loại cây chẳng còn xa lạ gì, nhưng viết lại những hiểu biết về thân cây lại thực sự khó. Cái khó là do các em không biết sử dụng từ ngữ thế nào cho phù hợp vì khả năng vốn từ của các em đang còn nhiều hạn chế. Hiểu đấy nhưng nếu cô cho nói thì chắc bạn nào cũng giơ tay, còn yêu cầu viết thì lại khó. Nhìn những từ ngữ, những dòng chữ ngắn cùng những điệu bộ “bặm môi, tay che vở” tôi biết các em đang gặp khó khăn và không biết dùng từ thế nào về thân cây cho câu văn hợp lí. Tôi thấy các em vừa viết vừa dò xem các bạn viết về những thân cây liệu có giống mình không? Cả lớp im phăng phắc, từ một nhóm có số học sinh đông nhất tôi nhìn thấy cô Tuyến đang cúi sát xuống 2 em học sinh chống bút hỏi nhỏ “Em nhớ đến cây gì?” – Thưa cô em nhớ nhà em có cây bầu đang ra quả ạ! – Vậy thân của nó mọc thế nào? – Thưa cô thân cây leo lên giàn và ra quả ạ! – Vậy em hãy viết vào vở là thân cây leo nhé! Câu gợi ý và chia sẻ từ góc lớp như chìa khóa bừng tỉnh các em cách viết hiểu biết. Từ hình dung về các cây đến việc nhớ đến cái thân cây thế nào để viết lại bằng từ ngữ ngắn gọn dễ hiểu. Sau giây phút tháo gỡ đó tôi thấy lớp học sôi nổi hẳn lên. Các em say sưa viết về những thân cây mình biết. Rõ ràng sự tinh tế của giáo viên đánh giá học sinh của mình đang mắc ở đâu, và sử dụng cách trợ giúp thế nào đã làm thay đổi ngay chiều hướng suy nghĩ của các em. Từ bặm môi, cắn bút đến sự hào hứng lạ thường, từ gợi ý nhỏ phá vỡ tâm lí e ngại của những hiểu biết non nớt nghi ngờ để tự tin ghi lại những suy nghĩ đơn giản về thân cây của chính mình. Những dòng chữ hiểu biết đơn sơ về thân cây, cách mọc của cây đang “lớn dần” trong trang vở hồng của mỗi em tôi thấy vui quá. Khi đến hoạt động chia sẻ để thống nhất kiến trong nhóm, tôi thấy rõ sự hứng thú học tập của các em mà phương pháp bàn tay nặn bột đem lại. Các em chụm đầu vào nhau, lắng nghe từng bạn đưa ra đọc kết quả của mình. Em Hiếu chăm chú từng chữ trong bài của các bạn để rồi say nghĩ, đưa ra sự thống nhất trong nhóm. Nhìn những nét mặt chăm chú, háu háu nhìn mỗi khi có bạn trong nhóm trình bày hiểu biết cá nhân của mình, rồi trau mày suy nghĩ. Ôi! Trong những nhà khoa học nhí của chúng tôi thật ngộ. Một sự lắng nghe nghiêm túc, một sự thống nhất chọn lựa rất quan trọng để có được thống nhất chung của nhóm để cuối cùng các em đã đưa ra những hiểu biết chính xác về đặc điểm của thân cây: Có cây thân mọc đứng, thân leo, thân bò, có cây thân lại phình to thành củ. Phương pháp bàn tay nặn bột giúp các em bộc lộ hiểu biết của mình, rồi qua việc chia sẻ trong nhóm, các em được khắc sâu hơn qua việc chia sẻ với bạn. Nhờ có phương pháp bàn tay nặn bột đã giúp các em có phương pháp học tập tốt hơn, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, đem lại niềm vui và hứng thú học tập. Xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy với trò, trò với trò trong khi học tập thực hành, một lớp học đậy sự chia sẻ tôn trọng, một không gian học tập mở. Học sinh thống nhất ý kiến để ghi vào phiếu nhóm. Sau khi các em được cùng nhau đưa ra những thắc mắc, nghi vấn của mình về đặc điểm của thân cây. Đây cũng là hoạt động rất hay, kích thích tính tò mò, ham tìm hiểu tự nhiên làm cho các em thích khám phá khoa học tự nhiên. Học sinh cùng nhau kiểm chứng từ những thân cây thực tế. Trước mặt các em là một khay các loại cây: nào là su hào, hành, tỏi, rau mơ, cây vải, rau muống,….Mỗi loại cây có thân cây mang đặc điểm riêng. Từ những hiểu biết ban đầu đến việc chia sẻ trong nhóm và bây giờ được tận mắt nhìn, tay được cầm nắm, sờ,…các em có cảm nhận chính xác về đặc điểm của thân cây. Tôi vui sướng trong niềm vui của một người thầy khi thấy học trò ham học. Những ánh mắt sáng ngời, những sự cẩn thận, tỉ mỉ của học sinh khi truyền tay nhau từng thân cây do chính mình đã chuẩn bị. Tiết học kết thúc, trong tôi rộn lên một cảm xúc khó tả. Cảnh tượng học sinh say mê, hứng thú, hợp tác, tự tin,..trong tiết học này đã làm tôi hiểu được cái hay của phương pháp bàn tay nặn bột: Phương pháp này giúp học sinh yêu thích môn học, kích thích tính tò mò, say mê nghiên cứu khoa học. Do đó giáo viên cần khơi dậy trong các em từ kiến thức thực tế, gần gũi để lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động tích cực, mạnh dạn, tự tin hơn. Đặc biệt với các em học sinh lớp 3, việc chuyển từ văn nói đơn giản sang viết lôgic là cả quá trình rất cần sự trợ giúp kịp thời có hiệu quả của mỗi giáo viên trong giờ lên lớp. Làm được điều này là mỗi giáo viên đã thực sự vận dụng tốt sự đổi mới trong giáo dục của mình, đánh giá đúng học sinh tại một thời điểm sẽ cho ta muôn vàn phương án trợ giúp để kết quả học tập, thái độ, kết quả học tập của các em tích cực hơn nhiều.
Ngay từ những phút đầu tiên của tiết học, trong hoạt động bộc lộ quan điểm ban đầu, các em được tự mình viết ra giấy những hiểu biết của mình về đặc điểm của thân cây. Tôi thấy học sinh bắt đầu thể hiện sự trầm tư, suy nghĩ. Nhìn các em say sưa, mải miết viết, tôi cảm nhận được sự suy nghĩ tích cực của mỗi em trong học tập này. Đặc biệt với học sinh lớp 3 ở vùng quê chúng tôi thân việc nhìn thấy cái cây, nhiều loại cây chẳng còn xa lạ gì, nhưng viết lại những hiểu biết về thân cây lại thực sự khó. Cái khó là do các em không biết sử dụng từ ngữ thế nào cho phù hợp vì khả năng vốn từ của các em đang còn nhiều hạn chế. Hiểu đấy nhưng nếu cô cho nói thì chắc bạn nào cũng giơ tay, còn yêu cầu viết thì lại khó. Nhìn những từ ngữ, những dòng chữ ngắn cùng những điệu bộ “bặm môi, tay che vở” tôi biết các em đang gặp khó khăn và không biết dùng từ thế nào về thân cây cho câu văn hợp lí. Tôi thấy các em vừa viết vừa dò xem các bạn viết về những thân cây liệu có giống mình không? Cả lớp im phăng phắc, từ một nhóm có số học sinh đông nhất tôi nhìn thấy cô Tuyến đang cúi sát xuống 2 em học sinh chống bút hỏi nhỏ “Em nhớ đến cây gì?”
– Thưa cô em nhớ nhà em có cây bầu đang ra quả ạ!
– Vậy thân của nó mọc thế nào?
– Thưa cô thân cây leo lên giàn và ra quả ạ!
– Vậy em hãy viết vào vở là thân cây leo nhé!
Câu gợi ý và chia sẻ từ góc lớp như chìa khóa bừng tỉnh các em cách viết hiểu biết. Từ hình dung về các cây đến việc nhớ đến cái thân cây thế nào để viết lại bằng từ ngữ ngắn gọn dễ hiểu. Sau giây phút tháo gỡ đó tôi thấy lớp học sôi nổi hẳn lên. Các em say sưa viết về những thân cây mình biết. Rõ ràng sự tinh tế của giáo viên đánh giá học sinh của mình đang mắc ở đâu, và sử dụng cách trợ giúp thế nào đã làm thay đổi ngay chiều hướng suy nghĩ của các em. Từ bặm môi, cắn bút đến sự hào hứng lạ thường, từ gợi ý nhỏ phá vỡ tâm lí e ngại của những hiểu biết non nớt nghi ngờ để tự tin ghi lại những suy nghĩ đơn giản về thân cây của chính mình. Những dòng chữ hiểu biết đơn sơ về thân cây, cách mọc của cây đang “lớn dần” trong trang vở hồng của mỗi em tôi thấy vui quá.
Khi đến hoạt động chia sẻ để thống nhất kiến trong nhóm, tôi thấy rõ sự hứng thú học tập của các em mà phương pháp bàn tay nặn bột đem lại. Các em chụm đầu vào nhau, lắng nghe từng bạn đưa ra đọc kết quả của mình. Em Hiếu chăm chú từng chữ trong bài của các bạn để rồi say nghĩ, đưa ra sự thống nhất trong nhóm. Nhìn những nét mặt chăm chú, háu háu nhìn mỗi khi có bạn trong nhóm trình bày hiểu biết cá nhân của mình, rồi trau mày suy nghĩ. Ôi! Trong những nhà khoa học nhí của chúng tôi thật ngộ. Một sự lắng nghe nghiêm túc, một sự thống nhất chọn lựa rất quan trọng để có được thống nhất chung của nhóm để cuối cùng các em đã đưa ra những hiểu biết chính xác về đặc điểm của thân cây: Có cây thân mọc đứng, thân leo, thân bò, có cây thân lại phình to thành củ. Phương pháp bàn tay nặn bột giúp các em bộc lộ hiểu biết của mình, rồi qua việc chia sẻ trong nhóm, các em được khắc sâu hơn qua việc chia sẻ với bạn. Nhờ có phương pháp bàn tay nặn bột đã giúp các em có phương pháp học tập tốt hơn, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, đem lại niềm vui và hứng thú học tập.
Xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy với trò, trò với trò trong khi học tập thực hành, một lớp học đậy sự chia sẻ tôn trọng, một không gian học tập mở.
Học sinh thống nhất ý kiến để ghi vào phiếu nhóm.
Sau khi các em được cùng nhau đưa ra những thắc mắc, nghi vấn của mình về đặc điểm của thân cây. Đây cũng là hoạt động rất hay, kích thích tính tò mò, ham tìm hiểu tự nhiên làm cho các em thích khám phá khoa học tự nhiên.
Học sinh cùng nhau kiểm chứng từ những thân cây thực tế.
Trước mặt các em là một khay các loại cây: nào là su hào, hành, tỏi, rau mơ, cây vải, rau muống,….Mỗi loại cây có thân cây mang đặc điểm riêng. Từ những hiểu biết ban đầu đến việc chia sẻ trong nhóm và bây giờ được tận mắt nhìn, tay được cầm nắm, sờ,…các em có cảm nhận chính xác về đặc điểm của thân cây. Tôi vui sướng trong niềm vui của một người thầy khi thấy học trò ham học. Những ánh mắt sáng ngời, những sự cẩn thận, tỉ mỉ của học sinh khi truyền tay nhau từng thân cây do chính mình đã chuẩn bị.
Tiết học kết thúc, trong tôi rộn lên một cảm xúc khó tả. Cảnh tượng học sinh say mê, hứng thú, hợp tác, tự tin,..trong tiết học này đã làm tôi hiểu được cái hay của phương pháp bàn tay nặn bột: Phương pháp này giúp học sinh yêu thích môn học, kích thích tính tò mò, say mê nghiên cứu khoa học. Do đó giáo viên cần khơi dậy trong các em từ kiến thức thực tế, gần gũi để lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động tích cực, mạnh dạn, tự tin hơn. Đặc biệt với các em học sinh lớp 3, việc chuyển từ văn nói đơn giản sang viết lôgic là cả quá trình rất cần sự trợ giúp kịp thời có hiệu quả của mỗi giáo viên trong giờ lên lớp. Làm được điều này là mỗi giáo viên đã thực sự vận dụng tốt sự đổi mới trong giáo dục của mình, đánh giá đúng học sinh tại một thời điểm sẽ cho ta muôn vàn phương án trợ giúp để kết quả học tập, thái độ, kết quả học tập của các em tích cực hơn nhiều.