– Khái quát ấn tượng , cảm xúc về bài thơ ” Rằm tháng Giêng của Hồ Chí Minh: ………………………………………..

– Khái quát ấn tượng , cảm xúc về bài thơ ” Rằm tháng Giêng của Hồ Chí Minh: ……………………………………………………………….

1 bình luận về “– Khái quát ấn tượng , cảm xúc về bài thơ ” Rằm tháng Giêng của Hồ Chí Minh: ………………………………………..”

  1. Bài làmNhà thơ Hoàng Trung Thông khi đọc “Nhật ký trong tù” đã nhận xét bằng mấy câu thơ:“Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹpÁnh đèn tỏa rạng mái đầu xanhVần thơ của Bác vần thơ thépMà vẫn mênh mông bát ngát tình.”Cái chất “thép” và “tình” hòa quyện không chỉ ở trong các bài thơ thuộc tập “Nhật kí trong tù” mà còn ẩn chứa trong hầu hết mọi sáng tác thơ ca của Bác. Bài “Rằm tháng Giêng” nói chuyện trăng rằm nhưng cảm hứng không thiếu đi tình yêu quê hương, đất nước. Bài thơ để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc:“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viênXuân giang, xuân thuỷ, tiếp xuân thiênYên ba thâm xứ đàm quân sựDạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”Dịch thơ:“Rằm xuân lồng lộng trăng soiSông xuân nước lẫn màu trời thêm xuânGiữa dòng bàn bạc việc quânKhuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”Nói về ngày Rằm tháng Giêng là ngày 15 tháng 1 theo âm lịch, là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới. Trăng vào ngày Rằm tháng Giêng không chỉ tròn, sáng rõ mà nó còn làm nổi bật nên cảnh sắc mùa xuân. Bài thơ ra đời vào năm 1948, vào ngày trăng tròn tháng giêng, khi Hồ Chí Minh đang hoạt động ở vùng cứ địa Việt Bắc. Ở đây, Hồ Chí Minh trong lúc trở về trên một con thuyền nhỏ từ trụ sở chính để bàn việc với cán bộ đầu não của Đảng Cộng sản, Người bắt gặp ánh trăng đêm rằm giữa cảnh nước non rừng núi tuyệt mĩ, tâm hồn thi sĩ dâng trào cảm xúc vào viết lên bài thơ “Rằm tháng Giêng”. Bài thơ không chỉ lột tả lại vẻ đẹp kì vĩ của không gian đêm trăng mà còn bộc lộ tình yêu quê hương, đất nước sâu nặng của tác giả.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới