Nêu cảm nghĩ về bài thơ ‘ Tre Việt Nam ‘ Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm Thương nhau tre không ở

Nêu cảm nghĩ về bài thơ ‘ Tre Việt Nam ‘
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre không ở riêng
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người
Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con
Giúp vs ạ e cần trc 9h30 ( k coppy mạng nhé)
Nhanh cho ctlhn a/c/e ơi

1 bình luận về “Nêu cảm nghĩ về bài thơ ‘ Tre Việt Nam ‘ Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm Thương nhau tre không ở”

  1. Ba dòng thơ đầu, nhà thơ ngạc nhiên hỏi về màu xanh của tre, liên tưởng đến “chuyện ngày xưa” – chuyện người anh hùng làng Gióng dùng gộc tre đánh đuổi giặc Ân. Qua đó, tác giả thể hiện rất hay sự gắn bó lâu đời giữa cây tre với đất nước và con người Việt Nam:
    “Tre xanh,
    Xanh tự bao giờ?
    Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh”.
    Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho bao phẩm chất cao quý của con nguời Việt Nam, của dân tộc Việt Nam
    Cây tre, lũy tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc để vượt qua bão bùng, để làm nên lũy thành bền vững:
    “Bão bủng thân bọc lấy thân
    Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
    Thương nhau, tre chẳng ở riêng
    Lũy thành từ đó mà nên hỡi người.”
    Nguyễn Duy có nhiều cách sáng tạo hình ảnh về cây tre, măng tre để thể hiện tính ngay thẳng, tinh thần bất khuất của nhân dân ta:
    “Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”.
    hay: “Nòi tre đâu chịu mọc cong
    Chưa lên đã nhọn như chông lự thường”.
    hay: “Măng non là búp măng non
    Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre”.
    Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho đức hi sinh, tình thương con bao la của người mẹ hiền:
    “Lưng trần phơi nắng phơi sương
    Có manh áo cộc, tre nhường cho con”.
    “Tre già măng mọc” là sự thật, là niềm tin về tuổi thơ, về thế hệ tương lai.
    Ba chữ “xanh” trong câu cuối bài thơ cho thấy cách viết rất tài hoa của Nguyễn Duy khi ca ngợi vẻ đẹp của cây tre, ca ngợi cảnh sắc làng quê đất nước bển vững trong dòng chảy thời gian đến muôn đời mai sau:
    “Mai sau,
    Mai sau,
    Mai sau,
    Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh”.
    Đọc bài thơ “Tre Việt Nam”, ta yêu thêm cây tre, lũy tre, yêu thêm vẻ đẹp quê hương đất nước, ta thêm tự hào về bao phẩm chất cao quý của con ngườ: Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.
    mình k bít đúng ko nha

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới