Ngày xưa có một cô bé sống cùng mẹ trong một túp lều nhỏ. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo

Ngày xưa có một cô bé sống cùng mẹ trong một túp lều nhỏ. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé vô cùng buồn bã. Một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn dừng lại hỏi và khi biết sự tình ông lão nói với cô bé: “Cháu hãy vào rừng và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó. Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì mẹ cháu sống được bấy nhiêu năm.” Cô bé liền vào rừng và rất lâu, rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó. Phải khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa, nhưng khi đếm bông hoa chỉ có bốn cánh. Nhớ lời ông lão, cô liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên, nhiều đến mức không còn đếm được nữa. Từ đó người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng.
(Nguồn Internet)
Câu 5. Em sẽ chọn nhan đề nào thích hợp nhất cho câu chuyện?
Câu 8. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản ?
Câu 13. Trong đoạn trích, tác giả sử dụng ngôi kể thứ mấy? Nêu tác dụng của việc sử dụng ngôi kể đó ?
Câu 14. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn “Cô bé liền vào rừng và rất lâu, rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó.”? Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ đó ?
Câu 26. Phát hiện chi tiết kì ảo có trong câu chuyện và nêu ý nghĩa.

2 bình luận về “Ngày xưa có một cô bé sống cùng mẹ trong một túp lều nhỏ. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo”

  1. Câu 5 :Em sẽ chọn nhan đề sự tích bông cúc trắng
    Câu 8 :PTBĐ :Tự sự 
    Câu 13 :Truyện được kể theo ngôi thứ nhất,nhân vật xưng”tôi” trong truyện là Tác giả,người trong cuộc,người chứng kiến các sự việc xảy ra,người cùng hịu nỗi đau như em gái mình.Việc lựa chọn ngôi kể này giúp tác giả thể hiện được một cách sâu sắc những suy nghĩ,tình cảm và tâm trạng của các nhấn vật.Mặt khác kể theo ngôi này cũng làm tăng thêm tính chân thực của truyện và do vậy sức thuyết phục của truyện cũng cao hơn
    Câu 14 :Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn “Cô bé liền vào rừng và rất lâu, rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó là điệp ngữ .
    Câu 26 :Yếu tố kì ảo không có trong toàn bộ câu chuyện mà chỉ hiện lên tập trung, đậm nét trong cái kết mới sáng tạo nên. Các chi tiết kì ảo trong truyện làm cho tác phẩm trở nên li kì, hấp dẫn hơn. Trong tác phẩm, tác giả xây dựng 3 chi tiết kì ảo. 

    Trả lời
  2. Câu 5: Nhan đề: Sự tích hoa cúc trắng.
    Câu 8: Phương thức biểu đạt chính: Tự sự (các câu văn đều có mục đích chính là kể chuyện).
    Câu 13: – Tác giả sử dụng ngôi kể thứ 3 (người kể không xuất hiện).
                 – Tác dụng: Giúp người kể tự do, linh hoạt, dễ dàng trong việc kể lại sự việc. Câu chuyện thêm phần hấp dẫn, dễ hiểu.
    Câu 14: – Biện pháp tu từ: Điệp ngữ (với cụm từ “rất lâu, rất lâu”).
                 – Tác dụng: giúp người nghe, người đọc hình dung được cô bé tìm được bông hoa trắng trong khoảng thời gian rất dài, gian nan và cực khổ.
    Câu 26: (Câu này mình không chắc đúng nha).
    – Chi tiết kì ảo: Việc “Bông hoa có bao nhiêu cánh thì mẹ cô bé sống bấy nhiêu năm”.
    => Ý nghĩa: Tô đậm cho lòng hiếu thảo, thương mẹ của cô bé trong truyện. Góp phần làm câu chuyện thêm hay và ý nghĩa.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới