Ngày xửa ngày xưa, có một anh chàng, mồ côi mẹ từ nhỏ, anh đi làm người ở cho một lão phú ông, thấy anh chăm chỉ, hiền lành

Ngày xửa ngày xưa, có một anh chàng, mồ côi mẹ từ nhỏ, anh đi làm người ở cho một lão phú ông, thấy anh chăm chỉ, hiền lành lại được việc nên phú ông ưng lắm, muốn giữ anh ở lại thật lâu để giúp lão. Một lần Lão mới gọi anh lên, thủ thỉ với anh rằng:
– Con à, con ở với ta đã lâu, ta rất yêu mến con, con cứ chịu thương chịu khó làm việc cho ta không quản nhọc nhằn, ba năm sau ta sẽ gả con gái ta cho con.
Vốn hiền lành, chất phác, anh chàng đồng ý ngay. Lão phú ông mừng thầm:Ngươi cứ làm việc cho ta, khi nào giàu ta sẽ đuổi ngươi đi, sao ta có thể gả con gái vàng ngọc của ta cho một tên người ở được
Từ đó, anh lại càng ngày càng siêng hơn, anh mơ ước có một ngày được lấy cô con gái nết na của lão về làm vợ. Một năm, rồi hai năm trôi qua, đã đến năm thứ ba, nhờ có anh, lão đã có nhà cao cửa rộng, trâu bò đầy đàn.Trái với lời hứa năm xưa, lão phú ông tấm ngẩm tầm ngầm nhận lời gả con gái của mình cho một tên giàu có ở làng bên
(Trích truyện cổ tích Việt Nam Cây tre trăm đốt.)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt và ngôi kể của câu chuyện trên?
Câu 2: Tìm trạng ngữ có trong câu in đậm và nêu công dụng của trạng ngữ đó?
Câu 3: Nêu nội dung chính của câu chuyện?

2 bình luận về “Ngày xửa ngày xưa, có một anh chàng, mồ côi mẹ từ nhỏ, anh đi làm người ở cho một lão phú ông, thấy anh chăm chỉ, hiền lành”

  1. $C1:$
    $-$ PTBĐ : Tự sự 
    $-$ Ngôi kể thứ $3$
    $C2:$
    $-$ Trạng ngữ :”Vốn “
    $-$ Tác dụng : Tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu văn , giúp cho việc liên kết giữa các câu trở nên liền mạch hơn , nhấn mạnh sự hiền lành của anh chàng .
    $C3:$
    $-$ $ND$ chính : Kể về một anh chàng mồ côi từ nhỏ , có tính cần cù , siêng năng và hiền lành , có ước mơ có được một cô vợ cho riêng mình .

    Trả lời
  2. BÀI LÀM:
    Câu 1:
    – PTBĐ: Tự sự kết hợp Miêu tả.
    – Ngôi kể: Ngôi thứ 3 (ng kể giấu mình, nhưng biết hết mọi chuyện)
    Câu 2:
    – Trạng ngữ: Vốn hiền lành, chất phác, anh chàng đồng ý ngay.
    – Tác dụng:
    => Tăng sự lôi cuốn, hấp dẫn và độ chính xác cho nội dung câu văn.
    => Giúp các câu liên kết với nhau.
    Câu 3:
    Câu chuyện trên được trích trong truyện cổ tích “Cây tre trăm đốt”. Câu chuyện khuyên chusngg ta nên: sống đẹp, nhân hậu và lương thiện, biết quan tâm giúp đỡ mọi người; nói phải giữ lấy lời. Câu chuyện còn phản ánh ước muốn của nhân dân về lẽ sống tốt đẹp, yên bình.
    —–
    Chúc bn học tốt!

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới