Nghĩ về nơi dòng sông chảy ra biển, trong bài thơ Cửa sông, nhà thơ Quang Huy viết: Dù giáp mặt cùng biển rộng Cửa sông chẳ

Nghĩ về nơi dòng sông chảy ra biển, trong bài thơ Cửa sông, nhà thơ Quang Huy viết:
Dù giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng nhớ một vùng núi non.
Em hãy chỉ rõ những hình ảnh nhân hóa được tác giả sử dụng trong khổ thơ trên và nêu ý nghĩa của những hình ảnh đó?

2 bình luận về “Nghĩ về nơi dòng sông chảy ra biển, trong bài thơ Cửa sông, nhà thơ Quang Huy viết: Dù giáp mặt cùng biển rộng Cửa sông chẳ”

  1. Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ Cửa sông của nhà thơ Quang Huy. Trong bài thơ, nhà thơ đã sử dụng rất khéo léo biện pháp nghệ thuật nhân hoá. Tác giả nhân hoá cửa sông qua các từ ngữ: giáp, dứt, nhớ. Qua những từ ngữ trên ta thấy cửa sông sinh động, có cảm xúc như người. Đặc biệt, biện pháp nghệ thuật đã thể hiện nỗi lòng, sự thuỷ chung son sắt của cửa sông với quê hương đất nước. Mặc dù giáp mặt với biển trời bao la, nhưng cửa sông không bao giờ quên được nơi mình đã sinh ra và lớn lên. Cửa sông hệt như những con người Việt Nam vậy: thuỷ chung, yêu quê hương, cội nguồn của mình da diết, dù có đi đâu, về đâu cũng không bao giờ quên được

    Trả lời
  2. Những hình ảnh nhân hoá được tác giả sử dụng trong khổ thơ trên là:”chẳng dứt cội nguồn”,”nhớ một vùng núi non”
    -Tác dụng:   + Làm cho cửa sông trở nên sinh động, chân thực như một sinh thể sống.

    + Gửi gắm thông điệp: Mỗi công dân cần phải yêu đất nước, quê hương giống như cửa sông luôn hướng về cội nguồn của mình. 

    #chupichupichup
    #30-5-2022

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới