NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ II A-Lý thuyết I/Văn bản nghị luận: 1/Thế nào là văn bản nghị luận? Kể tên một số văn bản nghị luận e

NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ II
A-Lý thuyết
I/Văn bản nghị luận:
1/Thế nào là văn bản nghị luận? Kể tên một số văn bản nghị luận em đã học?
2/Nêu các yếu tố cơ bản trong văn bản nghị luận?
3/Trình bày cách đọc hiểu một văn bản nghị luận?
II/Văn bản thông tin.
1/Trình bày đặc điểm một văn bản thông tin? Kể tên các văn bản thông tin em đã học?
2/Trình bày cách đọc hiểu một văn bản thông tin?
III/Phần tiếng Việt.
1/ Trạng ngữ là gì? Khi ở trong câu trạng ngữ đứng ở những vị trí nào? Cấu tạo ra sao?
2/Chức năng của trạng ngữ khi ở trong câu?
IV/Phần Viết:
Dạng bài: trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm.
1/ Nêu yêu cầu đối với bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm.
2/Trình bày các bước làm bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm.
B-Thực hành đọc hiểu
1/ Đề số 01:
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Mẹ tôi không phải là không có lí khi đòi hỏi tôi phải lấy người khác làm chuẩn mực để noi theo. Trên đời, mọi người giống nhau nhiều điều lắm. Ai chẳng muốn mình thông minh giỏi giang? Ai chẳng muốn được tin yêu, tôn trọng? Ai chẳng muốn thành đạt? Thành công của người này có thể là niềm ao ước của người kia. Vì lẽ đó, xưa nay, không ít người tự vượt lên chính mình nhờ noi gương những cá nhân xuất chúng. Mẹ muốn tôi giống người khác, thì người khác đó trong hình dung của mẹ nhất định phải là người hoàn hảo, mười phân vẹn mười.
(Xem người ta kìa! Lạc Thanh)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
Câu 2. Lí do nào khiến người mẹ muốn con giống người khác?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn văn trên?
Câu 4. Chỉ ra và nêu chức năng của trạng ngữ trong câu văn: Vì lẽ đó, xưa nay, không ít người tự vượt lên chính mình nhờ noi gương những cá nhân xuất chúng.
Câu 5. Có ý kiến cho rằng: Noi gương những người thành công là điều cần thiết. Em có đồng ý không? Tại sao?

1 bình luận về “NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ II A-Lý thuyết I/Văn bản nghị luận: 1/Thế nào là văn bản nghị luận? Kể tên một số văn bản nghị luận e”

  1. I/Văn bản nghị luận:
    1/ Văn nghị luận là một dạng văn mà trong bài người viết, người nói tác giả dùng hầu hết các lý lẽ, các dẫn chứng sau đó lập luận chỉ ra các những điểm nhấn, vấn đề nhằm mục đích xác lập chỉ ra cho người đọc, người nghe thấy được tư tưởng, quan điểm của tác giả gửi gắm vào tác phẩm.
    Một số văn bản nghị luận em đã học là: Xem người ta kìa!, Hai loại khác biệt.
    2/ Bài văn nghị luận thường phải có các yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày các luận cứ, luận điểm, lập luận trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn và do đó, có tính thuyết phục mạnh mẽ hơn.
    3/ Cùng là VB nghị luận, nhưng yêu cầu và cách thức dạy đọc hiểu khác với dạy viết. Tuy nhiên đặc điểm văn nghị luận (NL) là chung. Mục đích của văn nghị luận là thuyết phục. Để thuyết phục người viết/ nói phải nêu ý kiến, đưa ra các lí lẽ và bằng chứng. Lí lẽ giúp người ta hiểu; bằng chứng làm người ta tin. Khi đã hiểu và tin thì bị thuyết phục.
    II/ Văn bản thông tin
    1/ Đặc điểm chính của văn bản thông tin: Mục đích chính của nó là để thông báo cho người đọc về thế giới tự nhiên hoặc xã hội. Không giống như tiểu thuyết và các hình thức phi hư cấu khác, văn bản thông tin không sử dụng các ký tự. Nó có các tính năng ngôn ngữ chuyên ngành, chẳng hạn như việc sử dụng các danh từ chung.
    Các văn bản thông tin em đã học là: 
    – Trái Đất – cái nôi của sự sống
    – Các loài chung sống với nhau như thế nào
    – Sinh vật trên Trái Đất được hình thành như thế nào
    2/ 
    III/Phần TV
    1. Trạng ngữ là thành phần phụ của câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,… của sự việc nêu ở trong câu. Trạng ngữ trả lời cho các câu hỏi Khi nào?, Ở đâu?, Vì sao?, Để làm gì?. Ví dụ: Ở dưới sân trường, dưới tán cây phượng, mấy bạn học sinh nữ đang chơi nhảy dây.
    Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu đều được. Thường thì trạng ngữ chỉ thời gian, mục đích đứng ở đầu và cuối câu.
    Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm. Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện, …
    2/ Chức năng: Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm. Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện,..
    IV/ Phần Viết
    Với sự phát triển của xã hội, có rất nhiều cách giải trí. Trò chơi điện tử là một hình thức giải trí du nhập từ nước ngoài. Trò chơi điện tử (game online) là một hình thức giải trí của con người sau một thời gian học tập và làm việc căng thẳng, mệt mỏi. Nó được tạo ra bởi những người am hiểu công nghệ, sáng tạo và giàu trí tưởng tượng. Một số thể loại game nổi tiếng được nhiều người yêu thích là FIFA, Candy Crush Saga, Call of Duty, Pubg… Hiện nay, một thực trạng đáng lo ngại là không ít người rơi vào tình trạng “nghiện game online”, đặc biệt là học sinh, sinh viên. Các em mải mê chơi game đến mức quên ăn, mất ngủ, bỏ bê việc học. Điều này để lại nhiều hiểm họa vô cùng lớn như ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như kết quả học tập. Ngoài ra, chơi game tiêu tốn rất nhiều tiền bạc và của cải. Để có tiền chơi game, nhiều tật xấu bắt đầu xuất hiện như: nói dối, trộm cắp, gian lận … Nhiều game có hình ảnh bạo lực, ảnh hưởng đến tâm lý người chơi.
    Nhưng game không chỉ có hại mà nó còn mang lại nhiều lợi ích. Chơi game có thể giúp mọi người thư giãn sau thời gian học tập mệt mỏi và căng thẳng. Không chỉ vậy, nhiều thể loại game còn giúp người chơi rèn luyện trí óc và cung cấp kiến ​​thức xã hội như: ai muốn làm triệu phú, giải ô chữ, v.v. Cạnh tranh – Đây là một trong những lợi ích tích cực nhất của việc chơi game. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rằng chơi game vẫn có hại nhiều hơn lợi. Chơi game một cách khoa học và tránh “nghiện game” là một điều hết sức khó khăn. Mỗi gia đình và nhà trường cần có sự quan tâm kịp thời đến con em, học sinh của mình. Bản thân chúng ta cần nhận thức được tác hại và lợi ích của việc chơi game, đồng thời xác định nhiệm vụ chính là học tập nâng cao kiến ​​thức, phát triển kỹ năng, đạo đức để trở thành người có ích cho xã hội trong tương lai.
    Vì vậy, có những ưu và khuyết điểm khi chơi trò chơi. Mọi người cần hiểu rõ điều này để có hành động đúng đắn, tránh ảnh hưởng đến tính mạng.
    1/ Đề tài có thể được ấn định (đề kiểm tra, đề thi) hoặc do người viết lựa chọn. Nếu được tự chọn đề tài, em hãy suy nghĩ xem trong cuộc sống hàng ngày, có hiện tượng (vấn đề) nào khiến em quan tâm và muốn trình bày ý kiến.
    2/
    a) Lựa chọn đề tài
    Đề tài có thể được ấn định (đề kiểm tra, đề thi) hoặc do người viết lựa chọn. Nếu được tự chọn đề tài, em hãy suy nghĩ xem trong cuộc sống hàng ngày, có hiện tượng (vấn đề) nào khiến em quan tâm và muốn trình bày ý kiến.
    Tham khảo một số đề tài sau:
    – Tôn trọng người khác và mong muốn được người khác tôn trọng.
    – Thái độ đối với người khuyết tật.
    – Noi gương những người thành công.
    – Đánh giá khả năng của bản thân.
    Ngoài những đề tài nêu trên, em cũng có thể tự tìm một đề tài mà mình am hiểu và cảm thấy thú vị để thực hiện bài viết.
    b) Tìm ý
    – Cần hiểu như thế nào về hiện tượng (vấn đề) này?
    – Những khía cạnh cần bàn bạc.
    – Bài học rút ra từ vấn đề bàn luận.
    c) Lập dàn ý
    Sắp xếp các ý đã tìm được thành một dàn ý
    – Mở bài: Giới thiệu hiện tượng (vấn đề) cần bàn luận.
    – Thân bài: Đưa ra ý kiến bàn luận.
    + Nêu ý 1 (lí lẽ, bằng chứng).
    + Nêu ý 2 (lí lẽ, bằng chứng).
    + Nêu ý 3 (lí lẽ, bằng chứng).
    +…
    – Kết bài: Khẳng định lại ý kiến của bản thân.
    2. Viết bài
    Bám sát dàn ý để viết bài. Khi viết cần chú ý:
    – Có thể mở bài trực tiếp: nêu thẳng hiện tượng (vấn đề), hoặc mở bài gián tiếp bằng cách kể một câu chuyện ngắn để giới thiệu hiện tượng (vấn đề).
    – Mỗi ý trong bài phải trình bày thành một đoạn văn, có lí lẽ và bằng chứng cụ thể.
    3. Chỉnh sửa bài viết
    Đọc lại bài viết, rà soát từng phần, từng đoạn để chỉnh sửa theo gợi ý sau đây:
    B-Thực hành đọc hiểu
    1/ Đề số 01
    Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là: nghị luận
    Câu 2. Lí do khiến mẹ muốn con giống người khác: – Mẹ thương con và luôn mong con là đứa trẻ tốt về nhiều mặt. – Người khác ở đây là những người xuất sắc về nhiều mặt: thông minh, giỏi giang, thành đạt. => Mẹ luôn mong con tốt đẹp nên mới muốn con “giống người khác”.
    Câu 3. Phép điệp ngữ “Ai chẳng muốn” được nhắc đi nhắc lại vừa tạo nhip điệp và giọng điệu phân trần, lập luận, vừa nhấn mạnh lý do mẹ muốn con giống những người khác. Việc lặp lại đã đưa ra một loạt câu hỏi khẳng định mọi người đều ao ước thành công, không ít người vượt lên chính mình nhờ noi gương người xuất chúng, những “người khác” mà mẹ nói là người hoàn hảo, mười phân vẹn mười. Phép điệp thể hiện sự thông cảm, thấu hiểu tấm lòng mẹ của con.
    Câu 4.
    Trạng ngữ: Vì lẽ đó, xưa nay, 
    => Thể hiện thái độ lập luận, đứng ở góc nhìn xưa và nay theo cái nhìn khách quan đánh giá bàn luận
    Câu 5.
    Em đồng ý với ý kiến đó
    Khi nói đến sự thành công người ta hay nói đến danh vọng, vật chất, công ăn việc làm, vị trí xã hội.
    Thành công với người này nhưng cũng có thể là thất bại với một người có quan niệm khác.
    => Thành công phải xét đến đối tượng cụ thể, lĩnh vực cụ thể cả về mặt vật chất lẫn tinh thần.
    Nêu dẫn chứng minh họa: Sở hữu những thứ tiện nghi, sang trọng, đắt tiền hay vị trí xã hội mà nhiều người mơ tưởng thì gọi là thành công. Nhưng gia đình đổ vỡ, bạn bè xa lánh thì lại là thất bại và ngược lại. Bỏ mọi mối quan hệ, ăn thua đối với người khác cũng được gọi là thành công nhưng thất bại với chính mình.
    Trong cuộc sống hiện đại thương trường trở thành chiến trường. Để thành công, con người trở thành cỗ máy vô tri, vô giác, luôn nghi kỵ, cạnh tranh, ganh ghét, chui vào vỏ bọc của sự cô đơn, lạnh lùng. Đó là sự thành công mang theo tính chất của sự huỷ diệt.
    Một số người gặp thất bại, nhưng đối với họ, thất bại là mẹ thành công thành công vì chiến thắng với bản thân mình, tự tin, bước tiếp.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới