1. Biện pháp tu từ – So sánh – Nhân hoá – Điệp từ – Ẩn dụ – Hoán dụ 2. Cụm từ –

1. Biện pháp tu từ

– So sánh

– Nhân hoá

– Điệp từ

– Ẩn dụ

– Hoán dụ

2. Cụm từ

– Cụm danh từ

– Cụm động từ

– Cụm tính từ

3. Loại từ

– Từ ghép

– Từ láy

4. Nghĩa của từ

5. Trạng ngữ

6. Từ mượn.

Mn cho mình hỏi những từ mình ghi trên là gì

Tại mình sắp thi nên muốn ôn tập lại ạ -)

1 bình luận về “1. Biện pháp tu từ – So sánh – Nhân hoá – Điệp từ – Ẩn dụ – Hoán dụ 2. Cụm từ –”

  1. 1. Biện pháp tu từ
    – So sánh: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng đê làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
    – Nhân hoá: Nhân hóa là gọi vật hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, … bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật, đồ vật, cây cối, … trở nên gần gũi với con người, đồng thời biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
    – Điệp từ: Điệp từ, hay còn được gọi với tên gọi khác là điệp ngữ, là một biện pháp tu từ trong văn học chỉ việc lặp đi lặp lại một từ hoặc cụm từ nhằm nhấn mạnh, khẳng định hoặc liệt kê để làm nổi bật vấn đề được nói đến.
    – Ẩn dụ: Ẩn dụ là một biện pháp tu từ mà ở đó có các sự vật và hiện tượng được nhắn đến quá việc gọi tên sự vật hiện tượng khác mà ở đó có những nét tương đối giống nhau.
    – Theo tiếng La-tinh, ẩn dụ có nghĩa là Metaphoria. Đây là một biện pháp tu từ dùng trong văn học.
    – Khái niệm ẩn dụ được hiểu là gọi hiện tượng – sự vật này có nét tương đồng bằng tên của hiện tượng, sự vật khác. Nhờ đó, giúp việc diễn đạt của người dùng tăng thêm sức gợi hình, gợi cảm.
    – Hoán dụ: Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gọi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
    2. Cụm từ
    – Cụm danh từ:  Cụm danh từ (còn được gọi là ngữ danh từ, nhóm danh từ, danh ngữ) là một tập hợp tự do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành (Từ ngữ phụ thuộc được gọi là phụ ngữ).
    – Cụm động từ: Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành một cụm động từ mới trọn nghĩa. Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình động từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một động từ.
    – Cụm tính từ: Tính từ là những từ dùng để chỉ đặc điểm hay tính chất của sự vật hiện tượng hoặc hành động. Sự kết hợp giữa tính từ và các từ ngữ khác tạo nên cụm tính từ. Chẳng hạn như: thù, hận. yêu. thương,….
    Tính từ khá phức tạp và xác định khó khăn hơn. Do nhiều khi chúng chuyển thành loại khác như động từ hay danh từ.
    3. Loại từ
    – Từ ghép: Từ ghép là một loại cấu tạo của từ phức, cùng với từ láy giúp cho người nói, người viết diễn đạt chính xác và sinh động sự vật, sự việc,…. Nếu từ đơn được hình thành từ một tiếng có nghĩa, thì từ phức là loại từ gồm hai tiếng trở lên tạo thành và có nghĩa.
    Trong tiếng Việt, Từ ghép là loại từ được hình thành bằng phương thức ghép từ, tức là ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau. Như vậy từ ghép là từ được tạo thành từ hai tiếng có nghĩa trở lên.
    – Từ láy: Từ láy là loại từ đặc biệt có ý nghĩa trong việc nhấn mạnh vẻ đẹp của tự nhiên, con người hoặc sự việc nào đó. Sử dụng từ láy một cách linh hoạt, khoa học giúp cho sự vật, sự việc được miêu tả trở nên sinh động và gây ấn tượng đối với người đọc, người nghe.
    4. Nghĩa của từ: Từ là đơn vị sẵn có trong ngôn ngữ. 
    Từ là đơn vị nhỏ nhất, cấu tạo ổn định, mang nghĩa hoàn chỉnh, được dùng để cấu thành nên câu. 
    Từ có thể làm tên gọi của sự vật (danh từ), chỉ các hoạt động (động từ), trạng thái, tính chất (tính từ)… 
    Từ là công cụ biểu thị khái niệm của con người đối với hiện thực.
    5. Trạng ngữ: Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm.
    Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện, …
    6. Từ mượn.: Từ mượn là những từ ngữ được vay mượn từ tiếng nước ngoài (ngôn ngữ cho) với mục đích  làm phong phú, đặc sắc thêm cho vốn từ vựng của ngôn ngữ nhận.( thường mượn tiếng hán, nga, pháp)
    Học tốt nhé em!!! 1 tym + 5 sao + ctlhn

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới